backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Cắt bỏ tuyến cận giáp

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Tìm hiểu chung

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến cận giáp là gì?

Hầu hết mọi người đều có 4 tuyến cận giáp, các tuyến này thường nằm ở cổ và có vai trò kiểm soát cân bằng lượng canxi trong máu thông qua hormone tuyến cận giáp (gọi là PTH). Khi có một hay nhiều hơn các tuyến cận giáp hoạt động quá mức sẽ làm tăng nồng độ canxi trong máu của bạn. Triệu chứng mà bạn thường gặp nhất là đau xương.

Khi nào bạn nên thực hiện cắt bỏ tuyến cận giáp?

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến cận giáp là cần thiết nếu nồng độ canxi trong máu tăng cao, hay là bạn có những biến chứng của cường tuyến cận giáp (như sỏi thận, loãng xương, gãy xương).

Sau khi phẫu thuật, các triệu chứng sẽ được cải thiện và bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc phải các tổn thương ở thận, tim, xương do tuyến cận giáp hoạt động quá mức.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện cắt bỏ tuyến cận giáp?

Đôi khi phẫu thuật có thể không thành công. Điều này có nghĩa là rối loạn cường tuyến cận giáp của bạn không hết hoặc bạn gặp phải những biến chứng do phẫu thuật. Bởi vì mỗi cá nhân có phản ứng khác nhau với phẫu thuật này, cũng như phản ứng đối với thuốc gây mê và phục hồi sau phẫu thuật là khác nhau ở mỗi người, cho nên không có điều gì đảm bảo rằng bạn sẽ không gặp những biến chứng. Hơn nữa, kết quả phẫu thuật còn tùy thuộc vào các bệnh lý bạn mắc phải trước đó hoặc hiện tại.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Liệu có nguy hiểm nào có thể xảy ra hay không?

Hầu hết mọi phẫu thuật đều có rủi ro. Bạn nên hỏi bác sĩ để được giải thích về những rủi ro có thể xảy ra với mình. Biến chứng có thể bao gồm phản ứng với thuốc gây mê, chảy máu quá nhiều hay hình thành cục máu đông.

Đối với phẫu thuật này, bạn có thể gặp một vài biến chứng cụ thể như sau:

  • Sự thay đổi giọng nói;
  • Khó thở;
  • Nồng độ canxi trong máu giảm;
  • Phẫu thuật thất bại.

Bạn có thể làm giảm các rủi ro biến chứng bằng cách làm theo cẩn thận hướng dẫn của bác sĩ để chuẩn bị cho phẫu thuật, như nhịn ăn và ngưng uống một số loại thuốc.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Bạn nên làm gì trước khi thực hiện cắt bỏ tuyến cận giáp?

Bạn hãy báo với bác sĩ về các loại thuốc gần đây bạn đang hoặc đã uống, tình trạng dị ứng và những bệnh lý trước đây bạn mắc phải trước khi thực hiện phẫu thuật, bạn sẽ gặp bác sĩ gây mê của bạn và lên kế hoạch gây mê cho bạn khi phẫu thuật. Điều quan trọng là phải thực hiện theo các hướng dẫn về vấn đề khi nào ngừng ăn và uống trước khi phẫu thuật.

Bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn rõ ràng trước khi phẫu thuật, chẳng hạn như việc liệu bạn có thể ăn bất cứ thứ gì trước khi phẫu thuật hay không. Thông thường, bạn nên bắt đầu nhịn ăn khoảng sáu giờ trước khi làm phẫu thuật. Bạn có thể uống nước, chẳng hạn như cà phê, cho đến một vài giờ trước khi phẫu thuật.

Quy trình thực hiện cắt bỏ tuyến cận giáp là gì?

Phẫu thuật này được thực hiện sau khi bạn được gây mê toàn thân, và thường kéo dài khoảng 1 tiếng. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một vết cắt trên cổ của bạn sao cho đường cắt này trùng với những nếp gấp da trên cổ để đảm bảo tính thẫm mỹ cho bạn, sau đó bác sĩ sẽ cắt bỏ những tuyến cận giáp bị phình to.

Hồi phục sức khỏe

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện cắt bỏ tuyến cận giáp?

Bạn có thể về nhà sau 1-2 ngày và có thể trở lại công việc và các hoạt động bình thường sau 2 tuần.

Vận động thường xuyên giúp bạn mau chóng hoạt động bình thường trở lại. Trước khi bắt đầu tập vận động, bạn nên tham khảo ý kiến đội ngũ chăm sóc sức khỏe hoặc bác sĩ của bạn.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo