backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Xét nghiệm kháng thể anti-Jo-1

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Xét nghiệm kháng thể anti-Jo-1

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm kháng thể anti-Jo-1 là gì?

Xét nghiệm kháng thể anti-Jo-1 là xét nghiệm để đo kháng thể anti-Jo-1 trong máu. Jo-1 (histidyl tRNA synthetase) là “thành viên” của nhóm enzyme amino acyl-tRNA synthetase được tìm thấy trong tất cả các tế bào có nhân. Kháng thể Jo-1 ở bệnh nhân viêm đa cơ kết chặt vào các epitope cấu hình của các protein enzyme và ức chế hoạt tính xúc tác của nó trong ống nghiệm.

Kháng thể Jo-1 là một dấu hiệu của bệnh viêm đa cơ và thường xảy ra nhất ở những bệnh nhân viêm cơ kèm bệnh phổi kẽ. Các kháng thể xảy ra lên đến 50% bệnh nhân bị xơ phổi kẽ và viêm đa khớp đối xứng.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm kháng thể anti-Jo-1?

Bạn nên thực hiện xét nghiệm kháng thể anti-Jo-1 vì vài lý do như để đánh giá những các dấu hiệu và triệu chứng liên quan với bệnh mô liên kết, đặc biệt là nếu bạn bị đau cơ và yếu chi, dấu hiệu và triệu chứng đồng thời ở phổi, hiện tượng Raynaudviêm khớp.

Thận trọng/Cảnh báo

Bạn nên lưu ý những gì trước khi thực hiện xét nghiệm kháng thể anti-Jo-1?

Một số lưu ý trước khi bạn làm xét nghiệm này gồm:

  • Không được uống rượu trong 24 giờ trước khi xét nghiệm;
  • Không ăn hoặc uống bất cứ gì ngoại trừ nước trong ít nhất 2 giờ trước khi xét nghiệm máu;
  • Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm này. Bạn hãy chắc chắn nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc không kê đơn và kê đơn mà mình dùng.
  • Xét nghiệm kháng thể cho Jo-1 không hữu ích ở những bệnh nhân có xét nghiệm âm tính với kháng thể kháng nhân.
  • Xét nghiệm kháng thể Jo-1 âm tính không loại trừ được chẩn đoán viêm đa cơ hoặc viêm cơ bì.

    Quy trình thực hiện

    Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm kháng thể anti-Jo-1?

    Quy trình làm xét nghiệm gồm các bước sau:

    Xét nghiệm máu

    Bác sĩ sẽ quấn một băng thun xung quanh cánh tay của bạn để ngăn chặn dòng chảy của máu. Điều này làm cho các tĩnh mạch phía dưới băng lớn hơn vì vậy sẽ đâm kim vào tĩnh mạch dễ dàng hơn. Sau đó, họ sẽ sát trùng nơi tiêm với alcohol và đâm kim vào tĩnh mạch (có thể phải đâm kim nhiều lần). Sau khi máu được hút vào đầy ống tiêm, bác sĩ sẽ gỡ bỏ băng thun ở cánh tay, đặt một miếng gạc hoặc bông cotton lên chỗ đâm kim khi kim được rút ra và sau đó băng lại.

    Xét nghiệm nước tiểu

    Xét nghiệm kháng thể anti-Jo-1 có thể được đo bằng hai cách: mẫu nước tiểu 24 giờ hoặc 2 giờ.

    Mẫu nước tiểu 24 giờ là xét nghiệm tất cả nước tiểu của bạn trong khoảng thời gian 24 giờ.

    Bạn bắt đầu hứng nước tiểu của mình vào buổi sáng. Khi mới thức dậy, bạn đi tiểu nhưng không hứng nước tiểu này. Sau đó viết ra thời gian mà bạn đi tiểu để đánh dấu thời gian bắt đầu hứng nước tiểu 24 giờ.

    Trong 24 giờ tới, hứng tất cả nước tiểu khi bạn đi. Bác sĩ hoặc phòng xét nghiệm thường sẽ cung cấp cho bạn một bình chứa lớn chứa khoảng 4l. Bình chứa có một lượng nhỏ chất bảo quản trong đó. Đi tiểu vào một lọ nhỏ, sạch và sau đó đổ nước tiểu vào bình chứa lớn. Đừng chạm các ngòn tay của bạn vào bên trong bình chứa.

    Giữ bình chứa lớn trong tủ lạnh trong vòng 24 giờ. Bạn làm trống bàng quang của mình lần cuối cùng lúc hoặc ngay trước khi kết thúc thời hạn 24 giờ, thêm nước tiểu này vào bình chứa lớn và ghi lại thời gian.

    Bạn lưu ý không để giấy vệ sinh, lông mu, phân, máu kinh nguyệt hoặc tạp chất khác vào trong mẫu nước tiểu.

    Mẫu nước tiểu 2 giờ là tất cả nước tiểu bạn đi trong khoảng thời gian 2 giờ. Hứng nước này theo cách tương tự như mẫu nước tiểu 24 giờ trong khoảng thời gian 2 giờ mà bác sĩ khuyến cáo.

    Bạn sẽ cảm thấy như thế nào trong quy trình thực hiện xét nghiệm kháng thể anti-Jo-1?

    Mẫu máu sẽ được lấy từ tĩnh mạch ở cánh tay và một băng thun được quấn quanh cánh tay. Do đó, bạn có thể cảm thấy bị quấn chặt và khó chịu. Bạn có thể không cảm thấy gì khi tiêm hoặc cảm thấy bị châm chích nhẹ.

    Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm kháng thể anti-Jo-1?

    Rất ít vấn đề xảy ra từ việc lấy mẫu máu tĩnh mạch.

    Đầu tiên, bạn có thể xuất một vết bầm nhỏ tại nơi lấy máu. Tuy nhiên, bạn có thể giảm bớt nguy cơ bị bầm tím bằng cách đè vết tiêm tại chỗ trong vài phút.

    Trong một số trường hợp hiếm gặp, tĩnh mạch có thể sưng lên sau khi lấy máu. Vấn đề này được gọi là viêm tĩnh mạch. Bạn nên sử dụng một miếng gạc ấm vài lần trong ngày để giải quyết tình trạng này

    Ngoài ra, tình trạng chảy máu liên tục có thể là một vấn đề đối với một số bệnh nhân có rối loạn đông máu. Một số loại thuốc như aspirin, warfarin (Coumadin®) và các loại thuốc kháng đông khác có thể làm chảy máu. Nếu bạn bị chảy máu hoặc các vấn đề về đông máu hay nếu bạn đang dùng thuốc kháng đông, hãy cho bác sĩ biết trước khi lấy máu.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về xét nghiệm kháng thể anti-Jo-1, vui lòng hỏi bác sĩ để hiểu rõ hơn các chỉ dẫn.

    Hướng dẫn đọc kết quả

    Kết quả xét nghiệm của bạn có ý nghĩa gì?

    Kết quả xét nghiệm có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, bệnh sử, phương pháp được sử dụng để xét nghiệm và nhiều yếu tố khác. Nói chung, mức độ bình thường của kháng thể anti-Jo-1 là dưới 1,0 U, nghĩa là khi kết quả của bạn hơn 1,0 U thì được coi là bất thường.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo