backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Wolff-Parkinson-White

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Wolff-Parkinson-White

Tìm hiểu chung

Wolff-Parkinson-White là hội chứng gì?

Wolff-Parkinson-White là hội chứng xảy ra khi có thêm một đường dẫn điện giữa các buồng trên và buồng dưới của tim gây nhịp tim nhanh. Tuy nhiên, đường dẫn điện sẽ xuất hiện khi sinh rõ rệt.

Mặc dù các nhịp tim nhanh thường không đe dọa đến mạng sống nhưng vấn đề về tim mạch nghiêm trọng có thể xảy ra. Điều trị có thể ngăn chặn hoặc ngăn ngừa các cơn nhịp tim nhanh.

Hầu hết những người có đường dẫn điện thêm này không bị nhịp tim nhanh. Tình trạng này được gọi là mô hình Wolff-Parkinson-White, chỉ được phát hiện tình cờ khi khám tim. Mặc dù mô hình hội chứng Wolff-Parkinson-White thường vô hại, các bác sĩ có thể đề nghị đánh giá thêm trước khi trẻ có hội chứng Wolff-Parkinson-White tham gia các môn thể thao cường độ cao.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Wolff-Parkinson-White?

Do nhịp tim nhanh, các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Wolff-Parkinson-White sẽ xuất hiện. Một số dấu hiệu và triệu chứng thông thường của hội chứng Wolff-Parkinson-White có thể bao gồm:

  • Cảm giác nhịp tim đập nhanh, rung hoặc đập mạnh (đánh trống ngực);
  • Chóng mặt hoặc đầu óc quay cuồng;
  • Khó thở;
  • Ngất xỉu;
  • Mệt mỏi;
  • Lo âu.

Một cơn nhịp tim rất nhanh có thể bắt đầu đột ngột và kéo dài trong vài giây hoặc vài giờ. Các đợt có thể xảy ra trong khi tập thể dục hoặc khi nghỉ ngơi. Caffeine hoặc các chất kích thích khác và rượu có thể kích thích ở một số người.

Trong một số trường hợp nặng hơn, bệnh nhân bị hội chứng Wolff-Parkinson-White có thể:

  • Đau ngực;
  • Tức ngực;
  • Khó thở;
  • Ngất xỉu.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh cách tình trạng nặng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng Wolff-Parkinson-White?

Đường dẫn điện thêm trong tim gây ra nhịp tim nhanh xuất hiện khi sinh. Người ta tin rằng một gen bất thường là nguyên nhân của một tỷ lệ nhỏ những người bị hội chứng Wolff-Parkinson-White. Hội chứng cũng liên quan đến một số dạng bệnh tim bẩm sinh chẳng hạn như bất thường Ebstein.

Mặt khác, không rõ nguyên nhân tại sao đường dẫn điện thêm này hình thành. Đường dẫn điện thêm này có thể gây ra hai loại rối loạn nhịp điệu chính:

  • Các xung đin lõm. Trong hội chứng Wolff-Parkinson-White, các xung điện của tim đi xuống theo đường bình thường hoặc đi lên theo đường khác và tạo ra một vòng điện tín hiệu hoàn toàn. Tình trạng này (nhịp tim nhanh vào lại nhĩ thất) sẽ gửi xung động tới các tâm thất với tốc độ rất nhanh. Kết quả là các tâm thất bơm rất nhanh, gây ra nhịp tim nhanh;
    • Các xung đin b phá hoi. Nếu các xung điện không bắt đầu đúng ở tâm nhĩ phải, chúng có thể di chuyển qua các tâm nhĩ theo cách bất thường gây ra rung nhĩ. Các tín hiệu không được tổ chức và đường dẫn thêm của hội chứng Wolff-Parkinson-White cũng có thể làm cho tâm thất đập nhanh hơn. Kết quả là các tâm thất không có thời gian để truyền máu và không bơm đủ máu cho cơ thể.

    Nguy cơ mắc phải

    Những ai thường mắc phải hội chứng hội chứng Wolff-Parkinson-White?

    Người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh, có thể mắc hội chứng Wolff-Parkinson-White. Hội chứng này thường xuất hiện lần đầu tiên ở tuổi thiếu niên hoặc 20 tuổi. Khoảng 10% đến 30% những người bị hội chứng Wolff-Parkinson-White đôi khi gặp rung tâm nhĩ.

    Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Wolff-Parkinson-White?

    Bạn có thể có nguy cơ cao hơn mắc tình trạng này nếu là nam giới, bởi vì hội chứng Wolff-Parkinson-White thường gặp ở nam hơn là ở nữ.

    Điều trị hiệu quả

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng Wolff-Parkinson-White?

    Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc khám bệnh. Sau đó, một số thử nghiệm sẽ được đề nghị như:

    • Đin tâm đ (ECG). Các cảm biến nhỏ gắn vào ngực và tay ghi lại các tín hiệu điện khi chúng đi qua tim của bạn;
    • Đin tâm đ cm tay. Việc sử dụng thiết bị ECG cầm tay ở nhà, cung cấp thêm thông tin về nhịp tim của bạn. Một màn hình Holter ghi nhận hoạt động của tim trong 24 giờ. Máy ghi sự kiện theo dõi hoạt động của tim khi bạn gặp các triệu chứng nhịp tim nhanh;
    • Xét nghim đin sinh lý;
    • Các điện cực có thể lập bản đồchính xác sự lan truyền của xung điện trong mỗi nhịp tim và xác định con đường điện thêm vào.

    Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng Wolff-Parkinson-White?

    Một số lựa chọn điều trị cho hội chứng này có thể bao gồm:

    • Thao tác phế v. Những chuyển động cơ thể đơn giản này bao gồm ho, chống đỡ như thể bạn đang có một cử động ruột và đặt một gói nước đá lên mặt, ảnh hưởng đến dây thần kinh giúp điều chỉnh nhịp tim của bạn (thần kinh phế vị). Bác sĩ có thể khuyên bạn thực hiện các thao tác phế vị để giúp làm chậm nhịp tim nhanh khi nó xảy ra;
    • Thuc men. Nếu các thao tác phế vị không dừng lại nhịp tim nhanh, bạn có thể cần phải tiêm thuốc chống loạn nhịp tim. Bác sĩ cũng có thể đề nghị một loại thuốc có thể làm chậm nhịp tim;
    • Chuyn nhp tim. Bác sĩ có thể sử dụng dụng cụ phá rung trên ngực để giật tim bằng điện và giúp khôi phục nhịp tim bình thường. Chuyển nhịp tim thường được sử dụng khi các thao tác và thuốc men không hiệu quả;
    • Đt ng thông phóng x. Ống mỏng, mềm (ống thông) được luồn qua các mạch máu đến tim. Các điện cực ở đầu ống thông được làm nóng để phá hủy đường dẫn điện dư gây ra tình trạng này. Việc cắt bỏ bằng tần số vô tuyến thường giải quyết được các vấn đề về nhịp tim ở hầu hết những người có hội chứng Wolff-Parkinson-White.

    Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng Wolff-Parkinson-White?

    Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà. Nên tập trung vào việc giữ nhịp tim ổn định và tránh các chất gây ra tình trạng tim đập nhanh. Cố gắng xác định bất kỳ điều gì gây ra các cơn nhịp tim nhanh.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo