backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Viêm thận lupus

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Viêm thận lupus

Tìm hiểu chung

Viêm thận lupus là bệnh gì?

Viêm thận lupus là tình trạng xảy ra khi thận của bạn bị viêm. Đây được coi là một trong những biến chứng thường gặp nhất ở những người bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống, thường được gọi là lupus, một bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch của bạn tạo ra kháng thể, tự động tấn công các mô và cơ quan của cơ thể.

Viêm thận lupus xảy ra khi các tự kháng thể lupus ảnh hưởng đến cấu trúc trong thận, cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc lọc chất thải. Điều này gây ra tình trạng viêm thận và có thể dẫn đến tình trạng máu trong nước tiểu (tiểu máu), protein trong nước tiểu (tiểu protein), cao huyết áp, chức năng thận bị suy giảm hoặc thậm chí suy thận.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm thận lupus là gì?

Viêm thận lupus là một vấn đề nghiêm trọng ở thận. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh không phải lúc nào cũng rõ ràng. Đối với nhiều người, những triệu chứng đáng chú ý đầu tiên là sưng chân, mắt cá chân và bàn chân. Triệu chứng ít gặp hơn là sưng ở mặt hoặc tay.

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm thận lupus tương tự như của các bệnh thận khác, bao gồm:

  • Nước tiểu sẫm;
  • Máu trong nước tiểu;
  • Nước tiểu sủi bọt;
  • Phải đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm;
  • Tăng cân;
  • Cao huyết áp.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh cách tình trạng nặng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm thận lupus?

Trong số nguyên nhân gây viêm thận lupus, thì di truyền đóng vai trò trong quan trọng. Nhiều gen, trong số đó chưa được xác định, có liên quan. Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể con người khỏi bị nhiễm trùng, với hệ miễn dịch có vấn đề thì nó không thể phân biệt giữa các chất có hại và có lợi cho sức khỏe.

Sinh lý bệnh của viêm thận lupus có sự góp phần đáng kể của tự miễn dịch. Tự kháng thể trực tiếp chống lại các yếu tố hạt nhân. Các đặc tính của viêm thận lupus là: kháng nguyên hướng đặc hiệu vào nucleosome, tự kháng thể có ái lực cao hình thành phức hợp miễn dịch nội mạch, tự kháng thể của các isotype nhất định kích hoạt bổ sung.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh viêm thận lupus?

Viêm thận lupus ảnh hưởng khoảng 3 trong số 10.000 người trên khắp thế giới, ở cả nam giới và phụ nữ. Tuy nhiên, bệnh phổ biến ở phụ nữ hơn so với nam giới và thường xảy ra ở những bệnh nhân tuổi từ 20−40. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết. 

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm thận lupus?

Bạn có thể mắc rủi ro cao hơn đối với tình trạng này nếu đang gặp những tình trạng sau:

  • Phụ nữ;
  • Tuổi từ 20−40 tuổi;
  • Có bệnh tự miễn;
  • Sự hiện diện của SLE, có liên quan đến yếu tố tiền sử gia đình.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm thận lupus?

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có thể gặp tình trạng này, họ sẽ khám và một số xét nghiệm cũng sẽ được bác sĩ khuyến cáo. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của viêm thận lupus là máu trong nước tiểu hoặc nước tiểu sủi bọt nhiều. Cao huyết áp và tình trạng sưng ở bàn chân cũng có thể liên quan đến viêm thận lupus. Một số xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán bao gồm:

  • Xét nghiệm máu. Bác sĩ sẽ tìm các nồng độ chất thải tăng cao chẳng hạn như creatinine và urê. Thông thường, thận lọc ra những sản phẩm này;
  • Thu thập nước tiểu 24 giờ. Xét nghiệm này đo khả năng lọc chất thải chọn lọc của thận. Nó xác định có bao nhiêu protein xuất hiện trong nước tiểu 24 giờ;
  • Xét nghiệm nước tiểu. Xét nghiệm nước tiểu đo chức năng thận. Chúng xác định nồng độ: protein, hồng cầu, bạch cầu;
  • Xét nghiệm độ thanh thải Iothalamate. Xét nghiệm này sử dụng một loại thuốc nhuộm tương phản để xem thận của bạn có đang lọc hiệu quả không. Iothalamate phóng xạ được tiêm vào máu của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra nó bài tiết trong nước tiểu của bạn như thế nào. Đây được coi là xét nghiệm chính xác nhất về tốc độ lọc của thận;
  • Sinh thiết thận. Sinh thiết là phương pháp chính xác nhất và cũng là cách xâm lấn nhất để chẩn đoán bệnh thận. Bác sĩ sẽ chèn một cây kim dài qua bụng và vào thận của bạn. Họ sẽ lấy một mẫu mô thận để phân tích các dấu hiệu tổn thương;
  • Siêu âm. Siêu âm sử dụng sóng âm để tạo ra một hình ảnh chi tiết của thận. Bác sĩ sẽ tìm kiếm bất cứ điều gì bất thường ở kích thước và hình dạng của thận.
  • Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm thận lupus?

    Thật không may, không có cách chữa trị cho viêm thận lupus. Mục đích của phương pháp điều trị là giữ cho các vấn đề của thận không xấu hơn. Việc ngăn chặn tổn thương thận sớm có thể không cần thiết ghép thận. Việc điều trị cũng có thể làm giảm các triệu chứng của lupus.

    Một số lựa chọn điều trị phổ biến có thể bao gồm:

    • Giảm tiêu thụ protein và muối;
    • Uống thuốc huyết áp;
    • Sử dụng steroid để làm giảm sưng và viêm;
    • Dùng thuốc ức chế miễn dịch như prednisone để làm giảm tổn thương thận do hệ miễn dịch.

    Nếu bị tổn thương thận nghiêm trọng, bạn có thể cần đến điều trị bổ sung.

    Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm thận lupus?

    Một số thói quen lối sống nhất định có thể giúp bạn bảo vệ thận. Những người bị viêm thận lupus nên làm như sau:

    • Uống đủ nước để tránh mất nước;
    • Có một chế độ ăn uống natri thấp, đặc biệt là nếu có tăng huyết áp;
    • Tránh hút thuốc và uống rượu;
    • Luyện tập thể dục đều đặn;
    • Duy trì huyết áp khỏe mạnh;
    • Hạn chế cholesterol;
    • Tránh các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến thận chẳng hạn như thuốc kháng viêm không steroid.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo