backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Viêm khớp gối

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 21/02/2022

Viêm khớp gối

Viêm khớp là tình trạng viêm ở một hoặc nhiều khớp, khiến chúng sưng và đau. Bất kỳ khớp nào cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm khớp, nhưng nó đặc biệt phổ biến ở khớp đầu gối. Viêm khớp gối không chỉ gây đau, sưng mà còn cản trở người bệnh trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày chẳng hạn như đi bộ hay leo cầu thang. 

Tìm hiểu rõ về các dấu hiệu và nguyên nhân của bệnh viêm khớp gối sẽ giúp bạn điều trị và phòng

Tìm hiểu chung

Viêm khớp gối là bệnh gì?

Viêm xương khớp đầu gối là tình trạng mà trong đó lớp đệm tự nhiên giữa các khớp xương – sụn – mòn đi. Khi tình trạng này xảy ra, các khớp xương chà vào nhau chặt hơn cùng với việc hập thụ các chấn động ở sụn khớp giảm đi. Tình trạng này đôi khi còn được gọi là thoái hóa khớp gối.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của  bệnh viêm khớp gối là gì?

Các triệu chứng chính của viêm xương khớp gối là:

  • Đau (đặc biệt là khi bạn đang di chuyển đầu gối hoặc vào cuối ngày – tình trạng này thường sẽ đỡ hơn khi bạn nghỉ ngơi);
  • Cứng khớp (đặc biệt là sau khi nghỉ ngơi);
  • Tiếng kêu răng rác, cảm giác mài mòn khi bạn di chuyển khớp;
  • Sưng cứng (do gai xương);
  • Sưng mềm (gây ra bởi chất lỏng dư thừa trong các khớp).

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đầu gối yếu vì cơ bắp đã trở nên yếu hoặc cấu trúc khớp kém ổn định;
  • Đầu gối không di chuyển tự do hoặc như bình thường;
  • Đầu gối trở nên cong và gập xuống;
  • Các cơ xung quanh khớp mỏng và teo lại.

Một số ít người có cơn đau đầu gối khiến họ bị tỉnh dậy vào ban đêm, điều này thường chỉ xảy ra với bệnh viêm khớp gối nặng.

Bạn có thể sẽ thấy cơn đau sẽ thay, có những ngày tốt và ngày xấu, đôi khi phụ thuộc vào cách thức hoạt động, nhưng đôi khi không có lý do rõ ràng.

Những thay đổi về thời tiết (đặc biệt là thời tiết ẩm và áp suất thấp) làm cho cơn đau và cứng khớp nặng hơn. Nguyên nhân có thể là do các sợi thần kinh trong các viên nang của đầu gối rất nhạy cảm với những thay đổi về áp suất khí quyển.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

nguyên nhân viêm khớp gối

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm khớp gối?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng nguyên nhân thường gặp nhất của viêm xương khớp gối là tuổi tác. Hầu như tất cả mọi người sẽ phát triển một số mức độ nhất định của viêm xương khớp. Một số nguyên nhân có thể gây ra viêm khớp đáng kể ở độ tuổi sớm, bao gồm:

  • Tuổi tác: khả năng chữa lành của sụn giảm khi bạn già đi;
  • Cân nặng: trọng lượng làm tăng áp lực đối với tất cả các khớp, đặc biệt là đầu gối. Mỗi kg cân nặng tăng thêm 1.3 -1.8 kg trọng lượng thêm vào đầu gối;
  • Yếu tố di truyền: các đột biến di truyền có thể gây ra viêm xương khớp gối. Bệnh cũng có thể là do những bất thường di truyền trong hình dạng của xương bao quanh khớp gối;
  • Giới tính: phụ nữ độ tuổi từ 55 trở lên có nhiều khả năng mắc viêm khớp xương đầu gối hơn nam giới;
  • Chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại: đây thường là kết quả của các loại công việc đặc thù. Những người có công việc liên quan đến hoạt động mà có thể ấn mạnh đến khớp, chẳng hạn như quỳ, ngồi xổm hoặc nâng tạ nặng (25 kg hoặc hơn), có nhiều khả năng phát triển viêm khớp xương đầu gối do áp lực liên tục lên khớp;
  • Điền kinh: các vận động viên tham gia vào bóng đá, tennis hoặc chạy đường dài sẽ có nguy cơ cao phát triển bệnh viêm xương khớp gối, điều này có nghĩa là các vận động viên nên có biện pháp phòng ngừa để tránh chấn thương. Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần lưu ý rằng tập thể dục vừa phải, thường xuyên củng cố các khớp xương sẽ làm giảm nguy cơ viêm xương khớp. Trong thực tế, cơ bắp yếu xung quanh đầu gối có thể dẫn đến thoái hóa khớp;
  • Các bệnh khác: những người bị viêm khớp dạng thấp, loại phổ biến nhất thứ hai của bệnh viêm khớp, cũng có nhiều khả năng phát triển viêm xương khớp. Những người bị rối loạn chuyển hóa nhất định, chẳng hạn như tình trạng quá tải sắt hoặc lượng hormone tăng trưởng quá mức, cũng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm xương khớp.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh viêm khớp gối?

Viêm xương khớp gối là rối loạn khớp phổ biến nhất. Triệu chứng viêm khớp gối  xảy ra ở 10% đàn ông và 13% phụ nữ trong độ tuổi từ 60 tuổi trở lên. Số người bị ảnh hưởng với bệnh viêm xương khớp đầu gối có thể sẽ tăng lên do dân số ngày càng già đi và bệnh béo phì.

Bạn có thể kiểm soát viêm khớp gối bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm khớp gối, chẳng hạn như:

  • Bạn đang ở độ tuổi 40 trở lên – lúc này cơ bắp đã trở nên yếu hơn, cơ thể ít có khả năng tự chữa lành hoặc các khớp đã dần dần mòn theo thời gian;
  • Bạn là phụ nữ – viêm xương khớp phổ biến và nghiêm trọng hơn ở phụ nữ;
  • Bạn đang thừa cân – điều này làm tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp và khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn;
  • Bố mẹ hoặc anh chị em ruột đã mắc viêm xương khớp;
  • Bạn đã có một chấn thương đầu gối, ví dụ như rách sụn;
  • Bạn đã có một số điều trị ở đầu gối, ví dụ như meniscectomy (để loại bỏ sụn bị hư hỏng) hoặc sửa chữa dây chằng;
  • Bạn hoạt động lặp đi lặp lại hoặc làm công việc đòi hỏi thể chất, ví dụ như làm nông, khai thác mỏ;
  • Bạn mắc bệnh khớp làm hư khớp xương, ví dụ như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gút.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm khớp gối?

chẩn đoán viêm khớp gối

Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm xương khớp gối dựa vào các triệu chứng của bạn và kiểm tra:

  • Tiếng kêu “ọp ẹp” ở đầu gối;
  • Ðau ở trên đầu gối;
  • Sưng xương;
  • Dư thừa chất lỏng;
  • Di chuyển hạn chế;
  • Sự bất ổn định của đầu gối;
  • Các cơ bắp hỗ trợ đầu gối loãng ra.

Sau khi kiểm tra, một số xét nghiệm sẽ thực hiện, bao gồm:

X-quang

X-quang là các xét nghiệm hữu ích nhất để xác định chẩn đoán viêm khớp gối. X-quang có thể cho thấy những thay đổi như gai xương, thu hẹp không gian giữa xương và canxi trong khớp. X-quang là không phải là phương pháp chẩn đoán tốt mức độ đau đớn hoặc thương tật. Một số người có rất nhiều cơn đau từ những tổn thương khớp nhỏ nhưng những người khác lại ít đau hơn mặc dù có tổn thương nghiêm trọng hơn.

MRI

Bác sĩ có thể đề nghị bạn chụp cộng hưởng từ (MRI) quét trên đầu gối, giúp hiển thị các mô mềm (ví dụ như sụn, gân, cơ bắp) và những thay đổi trong xương mà không thể nhìn thấy khi xét nghiệm X-quang.

Không có xét nghiệm máu cho bệnh viêm xương khớp nhưng phương pháp này có thể được sử dụng để loại trừ các điều kiện khác.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm khớp gối?

điều trị viêm khớp gối

Các mục tiêu chính của điều trị viêm khớp gối là để giảm đau và giúp người bệnh hoạt động dễ dàng. Kế hoạch điều trị sẽ thường bao gồm:

  • Giảm cân ở mức ít nếu cần thiết, có thể làm giảm đáng kể cơn đau đầu gối từ viêm xương khớp;
  • Tập thể dục: tăng cường các cơ bắp xung quanh đầu gối làm cho các khớp ổn định hơn và giảm đau. Bài tập kéo dài giúp giữ cho khớp gối di động và linh hoạt;
  • Chườm đá và chườm nóng có thể giúp giảm cứng khớp, đau và sưng;
  • Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm: bao gồm thuốc không cần kê toa như acetaminophen (Tylenol®), ibuprofen (Advil®, Motrin®) hoặc naproxen sodium (Aleve®). Bạn không được dùng thuốc không cần kê đơn trên 10 ngày mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Dùng lâu có thể gây các tác dụng phụ của thuốc. Nếu thuốc không kê đơn không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một loại thuốc chống viêm theo toa hoặc thuốc khác để giúp giảm đau;
  • Tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic vào đầu gối: steroid là thuốc chống viêm mạnh. Hyaluronic axit thường có trong các khớp như một chất lỏng bôi trơn;
  • Phương pháp điều trị thay thế: một số phương pháp điều trị thay thế có hiệu quả bao gồm các loại kem bôi có capsaicin, châm cứu hoặc các liệu pháp bổ sung, bao gồm glucosamine và chondroitin;
  • Sử dụng các thiết bị như nẹp: có hai loại nẹp bao gồm nẹp gối không tải, trong đó có trọng lượng đi từ phía đầu gối bị ảnh hưởng bởi viêm khớp và nẹp gối hỗ trợ, trong đó hỗ trợ cho toàn bộ đầu gối
  • Vật lý trị liệu và các liệu pháp nghề nghiệp: nếu đang gặp rắc rối với các hoạt động hàng ngày, bạn có thể cần vật lý trị liệu. Vật lý trị liệu giúp tăng cường cơ bắp và tăng tính linh hoạt trong khớp. Trị liệu nghề nghiệp giúp thực hiện thường xuyên các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như việc gia đình, với ít đau đớn hơn;
  • Phẫu thuật: khi phương pháp điều trị viêm khớp gối khác không hiệu quả, phẫu thuật là một lựa chọn tốt.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm khớp gối?

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau đầu gối. Tuy nhiên, tập thể dục và duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể làm giảm triệu chứng bệnh.

Bạn hãy thử những bài tập để giúp giảm đau một cách dễ dàng và ngăn chặn triệu chứng trong tương lai.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm: “Bạn có biết người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì?

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 21/02/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo