backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Viêm gân trước xương chày

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 24/05/2021

Viêm gân trước xương chày

Tìm hiểu chung

Viêm gân trước xương chày là gì?

Viêm gân trước xương chày (còn được gọi là bệnh gân trước xương chày, viêm gân chày) là thuật ngữ y khoa liên quan đến tổn thương mô và viêm dây chằng trước xương chày. Các gân trong cơ thể kết nối các cơ với xương, cấu trúc của chúng rất giống với một dây co giãn cao su làm cho gân mạnh mẽ, bền và linh hoạt. Nơi dây chằng gắn vào xương được bao phủ bởi một lớp vỏ được bôi trơn bên trong, cho phép dây chằng di chuyển vào ra dễ dàng. Các tổn thương mô và viêm gây viêm gân xảy ra xung quanh gân đó, bất kỳ tổn thương vỏ gân nào cũng được gọi là viêm bao gân mặc dù cả hai tình trạng này thường xảy ra cùng một lúc. Viêm gân làm cho bất kỳ chuyển động nào của gân đó đều rất đau và cứng.

Mức độ phổ biến của viêm gân trước xương chày

Viêm gân trước xương chày là một chấn thương phổ biến, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm gân trước xương chày là gì?

Bệnh nhân bị viêm gân trước xương chày thường bị đau ở mặt trước của cẳng chân, mắt cá chân hoặc bàn chân khi thực hiện các hoạt động gây áp lực lớn lên gân trước xương chày (hoặc nghỉ ngơi sau những hoạt động này, đặc biệt là khi thức dậy vào buổi sáng). Những hoạt động này có thể bao gồm đi bộ hoặc chạy quá mức (đặc biệt là lên hoặc xuống đồi hoặc trên các bề mặt cứng hoặc gồ ghề), đá vào một vật bằng đầu ngón chân (ví dụ như bóng đá), đeo giày quá chật hoặc quỳ. Cơn đau liên quan đến tình trạng này có xu hướng tăng dần và trở nên tồi tệ hơn trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng cùng với việc tiếp tục các hoạt động làm tình trạng nặng lên. Bệnh nhân có tình trạng này cũng có thể bị đau khi chạm mạnh vào gân chày trước.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra viêm gân trước xương chày?

Viêm gân trước xương chày thường xảy ra do các hoạt động tạo áp lực lớn lên cơ chày trước. Những hoạt động này có thể bao gồm đi bộ hoặc chạy nhanh (đặc biệt là lên hoặc xuống dốc hoặc trên các bề mặt cứng hoặc gồ ghề), các hoạt động thể thao (như chạy hoặc đá). Bệnh nhân cũng có thể phát triển tình trạng này do cọ xát trực tiếp trên dây chằng trước xương chày. Điều này có thể xảy ra do buộc quá chặt dây đai hay dây giày trên dây chằng.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm gân trước xương chày?

Viêm gân trước xương chày thường thấy ở những người tham gia vào các môn thể thao có liên quan đến hoạt động lặp đi lặp lại hoặc gập mạnh mắt cá chân và chân.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm gân trước xương chày?

Bác sĩ vật lý trị liệu thường thăm khám toàn diện chủ quan và khách quan để chẩn đoán viêm gân trước xương chày. Các xét nghiệm sâu hơn như chụp X-quang, siêu âm hoặc MRI có thể được yêu cầu để hỗ trợ chẩn đoán và đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm gân trước xương chày?

Bác sĩ có nhiều khả năng kê toa thuốc chống viêm để giảm đau và sưng phù. Bạn sẽ được khuyên làm theo phương pháp RICE. Phương pháp RICE liên quan đến:

  • Nghỉ ngơi mắt cá chân, cố gắng không đi lại nhiều và quan trọng nhất là tránh tất cả các hoạt động bẻ gập mắt cá chân.
  • Chườm một túi đá lạnh lên khu vực này cũng có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành bằng cách giảm đau và sưng. Hãy bảo đảm các gói nước đá được bọc cẩn thận để ngăn chặn bỏng lạnh và để có kết quả tốt nhất hãy chườm đá thường xuyên 10-15 phút với thời gian cách quãng khoảng 30 phút.
  • Nén, đeo và giữ băng đàn hồi vào ban ngày để hạn chế sưng và cởi tháo băng vào ban đêm.
  • Nâng cao, giữ chân nâng lên đệm hoặc ghế để hạn chế sưng phù.
  • Bác sĩ đa khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa có thể cung cấp các bài tập để tăng cường dây chằng mắt cá chân và kéo giãn cơ chày trước giúp hỗ trợ quá trình lành bệnh và ngăn ngừa chấn thương tái phát. Liệu pháp xoa bóp giúp thư giãn các cơ bắp trước xương chày bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các liệu pháp thao tác khéo léo như vật lý trị liệu, chỉnh hình và nắn xương có thể hiệu quả thông qua việc điều trị vận động mắt cá chân làm giảm mức độ căng cứng và giúp khớp trở lại chuyển động bình thường.

    Nếu bác sĩ đã chẩn đoán hoặc trong thực tế, bạn có cảm giác rằng có một số yếu tố rối loạn chức năng bàn chân hoặc mắt cá chân khiến bạn dễ bị tổn thương, bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra toàn bộ bàn chân và xác định xem bạn có cần chỉnh hình cho đôi giày bạn đi không. Thường các loại giày chạy bộ không phù hợp là yếu tố gây viêm gân mắt cá chân hoặc chân. Nếu không thay đổi có thể dẫn đến các trường hợp viêm gân tái phát.

    Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý viêm gân trước xương chày?

    Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn giảm nguy cơ phát triển viêm gân:

    • Tránh các hoạt động gây căng thẳng quá mức lên gân, đặc biệt là trong thời gian dài. Nếu bạn thấy đau khi tập thể dục nào đó, hãy dừng lại và nghỉ ngơi.
    • Nếu một bài tập hoặc hoạt động gây đau dai dẳng, hãy thử một loại khác. Luyện tập phối hợp có thể giúp bạn kết hợp bài tập có tác động nặng như chạy với bài tập có tác động nhẹ hơn như đi xe đạp hoặc bơi lội.
    • Nếu kỹ thuật trong một số hoạt động hoặc bài tập thể dục không phù hợp, bạn có thể tạo áp lực cho dây chằng. Hãy cân nhắc tham gia các bài học hoặc được hướng dẫn chuyên nghiệp khi bắt đầu một môn thể thao mới hoặc sử dụng các thiết bị thể dục.
    • Hãy dành thời gian sau khi tập thể dục để kéo giãn, giúp tối đa hóa phạm vi chuyển động của khớp. Điều này có thể giúp giảm thiểu chấn thương lặp đi lặp lại trên các mô bị co cứng. Thời gian tốt nhất để kéo giãn là sau khi tập thể dục, khi cơ bắp của bạn đã được làm ấm.
    • Nếu có thể, hãy đánh giá về không gian làm việc, điều chỉnh ghế, bàn phím và máy tính phù hợp với chiều cao, chiều dài cánh tay và các công việc thường ngày của bạn. Điều này giúp bảo vệ tất cả các khớp và gân không bị căng thẳng quá mức.
    • Các cơ bắp được rèn luyện trong hoạt động hoặc các môn thể thao có thể giúp chúng chịu được áp lực tốt hơn.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

    Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


    Ngày cập nhật: 24/05/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo