backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Viêm da mủ hoại thư

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

Viêm da mủ hoại thư

Tìm hiểu chung

Viêm da mủ hoại thư là bệnh gì?

Viêm da mủ hoại thư là bệnh viêm da mạn tính không rõ nguyên nhân, gây ra các lở loét lớn trên da.

Mức độ phổ biến của viêm da mủ hoại thư

Viêm da mủ hoại thư là bệnh hiếm gặp. Bệnh thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới một chút. Bệnh xảy ra thường xuyên nhất trong độ tuổi từ 20 đến 50. Trẻ sơ sinh hoặc thanh thiếu niên chiếm ít hơn 4% trong tổng số các trường hợp. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm da mủ hoại thư là gì?

Viêm da mủ hoại thư thường bắt đầu với một vết sưng nhỏ, màu đỏ trên da, có thể trông giống như vết nhện cắn. Chỉ trong vài ngày, vết sưng này phát triển to hơn, gây đau và lở loét.

Vết loét thường xuất hiện ở hai chân, nhưng có thể phát triển bất cứ nơi nào trên cơ thể. Đôi khi, nó xuất hiện xung quanh các vùng phẫu thuật. Nếu bạn có một vài vết loét, chúng có thể phát triển và hợp nhất thành một vết loét lớn hơn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra viêm da mủ hoại thư?

Viêm da mủ hoại thư không nhiễm trùng hay lây nhiễm, nguyên nhân gây ra bệnh này chưa được biết rõ. Bệnh thường đi kèm với các bệnh tự miễn như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn và viêm khớp dạng thấp. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nó có thể có yếu tố di truyền.

Nếu bạn bị viêm da mủ hoại thư, chấn thương mới trên da như một vết cắt hoặc vết thương đâm thủng, có thể gây ra các viêm loét mới.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm da mủ hoại thư?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ mắc viêm da mủ hoại thư như:

  • Tuổi và giới tính. Tình trạng này hơi phổ biến hơn ở phụ nữ và thường xảy ra trong độ tuổi từ 40 đến 50, mặc dù nó có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.
  • Có bệnh viêm ruột. Những người có bệnh đường tiêu hóa như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn có nguy cơ gia tăng mắc viêm da mủ hoại thư.
  • Có viêm khớp dạng thấp. Những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ gia tăng viêm da mủ hoại thư.
  • Bị bệnh ung thư máu. Những người bị các rối loạn máu (khối u máu ác tính) có nguy cơ gia tăng viêm da mủ hoại thư.

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm da mủ hoại thư?

Không có xét nghiệm đặc hiệu cho chẩn đoán viêm da mủ hoại thư. Chẩn đoán được thực hiện bằng cách loại trừ các rối loạn tương tự dựa trên đánh giá lâm sàng kỹ lưỡng, bệnh sử chi tiết của bệnh nhân và một loạt các xét nghiệm khác nhau như lấy mẫu qua phẫu thuật và đánh giá vi mô vùng bị ảnh hưởng (sinh thiết).

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm da mủ hoại thư?

Điều trị viêm da mủ hoại thư nhằm mục đích giảm viêm, kiểm soát đau và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Tùy thuộc vào kích thước và chiều sâu của viêm loét da, có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để vết thương được chữa lành. Các vết loét này thường để lại sẹo. Điều trị cũng có thể cần đến một thời gian nằm viện hoặc nơi chăm sóc vết thương chuyên ngành như trung tâm điều trị bỏng.

Ngay cả sau khi điều trị thành công, những vết thương mới vẫn phát triển một cách thường xuyên.

Thuốc

  • Corticosteroid. Liều cao corticosteroid là mấu chốt trong điều trị viêm da mủ hoại thư. Những thuốc này có thể được bôi lên da, tiêm vào vết thương hoặc uống (prednisone). Sử dụng corticosteroid trong một thời gian dài hoặc với liều lượng cao có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như mất xương và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Để hạn chế các tác dụng phụ, bác sĩ sẽ giảm dần liều một khi vết thương bắt đầu lành.
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch. Một cách khác để hạn chế liều sử dụng prednisone, bác sĩ có thể kê các loại thuốc ức chế miễn dịch như chất ức chế calcineurin (tacrolimus), cyclosporin, mycophenolate và infliximab. Tùy thuộc vào loại thuốc được sử dụng, nó có thể được bôi lên các vết thương, tiêm hoặc uống.
  • Thuốc giảm đau. Tùy thuộc vào mức độ của vết thương, thuốc giảm đau có thể có tác dụng, đặc biệt là khi thay băng.

Chăm sóc vết thương

Ngoài việc bôi thuốc trực tiếp vào vết thương, bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc vết thương sẽ che vết thương với gạc ẩm (không ướt hoặc khô), có thể dùng dạng băng thun giãn. Bạn có thể được yêu cầu đặt khu vực bị ảnh hưởng lên cao.

Hãy thực hiện cẩn thận các hướng dẫn chăm sóc vết thương của bác sĩ. Điều này đặc biệt quan trọng vì các thuốc được kê toa điều trị viêm da mủ hoại thư làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch, do đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Phẫu thuật

Viêm da mủ hoại thư có thể tiến triển tệ hơn do các vết cắt da, do vậy phẫu thuật để loại bỏ các mô chết thường không được coi là một lựa chọn điều trị tốt. Chấn thương cho da có thể làm trầm trọng thêm tình trạng loét hiện có hoặc kích hoạt các vết loét mới.

Nếu các vết loét trên da rất lớn và cần sự trợ giúp để chữa lành, bác sĩ có thể đề nghị ghép da. Trong thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật phủ một miếng da hoặc da tổng hợp bao phủ vết thương hở. Biện pháp này chỉ được thực hiện sau khi tình trạng viêm tại vết thương đã hết và vết loét đã bắt đầu lành.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý viêm da mủ hoại thư?

Nếu được điều trị, viêm da mủ hoại thư có khả năng phục hồi. Bạn có thể cảm thấy chán nản do quá trình lành vết loét mất nhiều thời gian và gây đau đớn. Bạn cũng có thể cảm thấy căng thẳng về khả năng tái phát hoặc ngoại hình của mình. Hãy nói chuyện với một chuyên gia tâm lý, nhân viên y tế, xã hội hoặc những người khác có viêm da mủ hoại thư.

Nếu bạn muốn được tư vấn hoặc hỗ trợ, hãy hỏi bác sĩ giới thiệu một chuyên gia hoặc tìm kiếm thông tin của các nhóm hỗ trợ sức khỏe tâm thần trong khu vực bạn ở.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo