backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Viêm dạ dày mạn tính

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Viêm dạ dày mạn tính

Tìm hiểu chung

Viêm dạ dày mạn tính là bệnh gì?

Viêm dạ dày mạn tính là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm. Loại viêm dạ dày mạn tính là do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Bệnh thường có diễn tiến tốt khi được điều trị nhưng phải điều trị thường xuyên và liên tục.

Vi khuẩn, uống quá nhiều rượu, vài loại thuốc, căng thẳng mạn tính hoặc các vấn đề của hệ miễn dịch khác có thể dẫn đến viêm dạ dày. Khi tình trạng viêm xảy ra, niêm mạc dạ dày sẽ bị biến đổi và mất một số tế bào bảo vệ. Bởi vì viêm dạ dày mạn tính xảy ra trong khoảng thời gian dài nên bệnh có thể làm mòn dần đi lớp niêm mạc dạ dày và có thể gây ra chuyển sản hoặc dị sản. Những biến đổi này có thể dẫn đến ung thư nếu không được điều trị.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm dạ dày mãn tính?

Có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng của viêm dạ dày mãn tính. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có các triệu chứng. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:

  • Đau bụng vùng trên;
  • Khó tiêu;
  • Đầy hơi;
  • Buồn nôn;
  • Ói mửa;
  • Ợ hơi;
  • Chán ăn;
  • Sụt cân.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh cách tình trạng nặng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm dạ dày mãn tính?

Bệnh viêm dạ dày mạn tính có nhiều loại và do các nguyên nhân khác nhau:

  • Viêm dạ dày mạn tính loại A. Loại này do hệ miễn dịch phá hủy các tế bào dạ dày. Bệnh có thể làm tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin, thiếu máu và ung thư;
  • Viêm dạ dày mạn tính loại B. Đây là loại phổ biến nhất, nguyên nhân là do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Bệnh có thể gây ra viêm loét dạ dày, viêm loét đường ruột và ung thư;
  • Viêm dạ dày mạn tính loại C. Loại này có nguyên nhân là do các hóa chất kích thích như thuốc kháng viêm không steroid, rượu hoặc mật. Bệnh cũng có thể gây xói mòn niêm mạc dạ dày và chảy máu dạ dày;
  • Các loại viêm dạ dày khác. Các loại này bao gồm viêm dạ dày phì đại khổng lồ, viêm dạ dày ái toan… Viêm dạ dày phì đại khổng lồ có thể là do sự thiếu hụt protein, còn viêm dạ dày ái toan thường xảy ra cùng với bệnh dị ứng khác như hen suyễn hoặc chàm.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh viêm dạ dày mạn tính?

Ước tính có khoảng 50% dân số thế giới bị nhiễm H pylori, do đó, viêm dạ dày mạn tính rất phổ biến. Ở châu Á và các nước đang phát triển, nguy cơ nhiễm H pylori cao hơn các nước khác.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày mạn tính?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Sử dụng lâu dài một số loại thuốc chẳng hạn như aspirin và ibuprofen;
  • Uống quá nhiều rượu;
  • Nhiễm vi khuẩn H. Pylori;
  • Một số bệnh như tiểu đường hoặc suy thận;
  • Hệ miễn dịch suy yếu;
  • Căng thẳng dai dẳng, dữ dội cũng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch;
  • Mật chảy vào dạ dày hoặc trào ngược mật;
  • Chế độ ăn uống giàu chất béo;
  • Chế độ ăn uống nhiều muối;
  • Hút thuốc;
  • Căng thẳng hoặc chấn thương tâm lý cũng có thể làm giảm khả năng tự bảo vệ của dạ dày.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm dạ dày mãn tính?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc:

  • Xét nghiệm tìm vi khuẩn gây viêm loét dạ dày;
  • Xét nghiệm phân để tìm chảy máu dạ dày;
  • Xét nghiệm công thức máu tìm thiếu máu;
  • Nội soi.
  • Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm dạ dày mãn tính?

    Bác sĩ có thể dùng một trong các biện pháp sau:

    Dùng thuốc

    Bác sĩ có thể kê toa thuốc để làm giảm acid dạ dày. Các loại thuốc phổ biến nhất để làm giảm acid dạ dày là:

    • Thuốc kháng acid, bao gồm cacbonat canxi (Rolaids® và Tums®);
    • Đối kháng H2 chẳng hạn như ranitidine (Zantac®);
    • Ức chế bơm proton chẳng hạn như omeprazole (Prilosec®).

    Bạn nên giảm hoặc ngưng dùng thuốc aspirin và các loại thuốc tương tự được khuyến cáo để giảm kích ứng dạ dày. Các triệu chứng của viêm dạ dày mạn tính đôi khi có thể tự khỏi trong một vài giờ nếu nguyên nhân gây bệnh là thuốc hoặc rượu. Tuy nhiên, viêm dạ dày mạn tính thường phải mất thời gian dài hơn để biến mất. Nếu không điều trị, bệnh có thể kéo dài trong nhiều năm.

    Thay đổi chế độ ăn uống

    Bác sĩ có thể khuyên bạn thay đổi chế độ ăn uống để giảm kích ứng dạ dày. Bạn nên tránh:

    • Chế độ ăn uống có nhiều muối;
    • Chế độ ăn uống có nhiều chất béo;
    • Rượu, bia, rượu vang hay rượu mạnh;
    • Chế độ ăn uống nhiều thịt đỏ và thịt bảo quản.

    Bên cạnh đó, bạn nên ăn các loại thực phẩm như:

    • Tất cả các loại trái cây và rau;
    • Thực phẩm giàu probiotics như sữa chua, rượu kefir;
    • Thịt nạc như thịt gà, gà tây và cá;
    • Thực vật có protein như đậu và đậu hũ;
    • Ngũ cốc như mì ống, gạo và bánh mì.

    Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm dạ dày mạn tính?

    Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

    • Theo dõi chế độ ăn uống và hạn chế căng thẳng;
    • Hạn chế uống rượu và sử dụng thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen, naproxen và aspirin;
    • Bỏ thuốc lá.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo