backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Vàng lưỡi: Triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp điều trị

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lâm Trần Thảo Vy · Nha khoa · Nha khoa Cẩm Tú


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 25/10/2023

Vàng lưỡi: Triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp điều trị

Bạn có biết, màu sắc của lưỡi có thể là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề sức khỏe. Vậy lưỡi bị vàng là dấu hiệu cảnh báo điều gì, có phải là bệnh nguy hiểm không? Làm thế nào để ngăn ngừa hay khắc phục tình trạng này? 

Nếu đang có những băn khoăn kể trên, mời bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết sau!

Tình trạng vàng lưỡi hay lưỡi bị vàng là bệnh gì?

Lưỡi vàng hay lưỡi có màu vàng là bệnh gì hay rêu lưỡi vàng là do đâu? Theo các chuyên gia sức khỏe, vàng lưỡi hay lưỡi bị vàng là tình trạng lưỡi đổi màu vàng. Đây thường là một vấn đề tạm thời, vô hại và sẽ tự biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, có một vài trường hợp lưỡi bị vàng là do vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như hiện tượng vàng da là tình trạng cần phải được điều trị.

Những dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến tình trạng vàng lưỡi

Lưỡi bị vàng thường có thêm triệu chứng gì?

Hiện tượng lưỡi bị vàng hay rêu lưỡi vàng, đôi khi đi cùng các dấu hiệu và triệu chứng liên quan, chẳng hạn như:

  • Hôi miệng
  • Xuất hiện các mảng trắng, lớp phủ trên lưỡi hoặc niêm mạc
  • Có vị lạ trong miệng
  • Đau họng
  • Cảm giác nóng rát
  • Những nốt sần nhỏ mọc trong miệng
  • Trào ngược axit hoặc khó tiêu
  • Khô miệng
  • Sốt
  • Sự xuất hiện của tóc hoặc lông trên lưỡi
  • Đau đớn…

Lưỡi bị vàng: Khi nào nên đi khám?

Ngoài triệu chứng lưỡi bị vàng, bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu sau đây, hãy đi khám sớm:

  • Các triệu chứng vàng da, bao gồm vàng da trên cơ thể và tròng mắt, da bầm tím, sốt, nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy ra máu và đau bụng.
  • Màu lưỡi thay đổi hoặc có những biến đổi khác thường ở lưỡi.
  • Màu lưỡi không biến mất cho dù bạn đã thay đổi lối sống, áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà hoặc điều trị kéo dài hơn 2 tuần.
  • Đau đớn.
  • Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng rõ rệt mà không có lý do rõ ràng.
  • Các tế bào da trên lưỡi dày rõ rệt, trông giống như một lớp lông.

Khi nhận thấy một trong những triệu chứng này hoặc có bất kỳ băn khoăn nào, bạn nên đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ vì cơ địa mỗi người không giống nhau. Bạn sẽ cần được khám bệnh và có chẩn đoán chính xác từ bác sĩ để được điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây vàng lưỡi hay lưỡi vàng là bệnh gì?

nguyên nhân bị vàng lưỡi

Nhiều người thường thắc mắc lưỡi vàng bệnh gì hay lưỡi có mảng bám màu vàng là do đâu, rêu lưỡi màu vàng là vì sao hay tại sao ngủ dậy miệng đắng lưỡi vàng? Để có câu trả lời chính xác, mời bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin sau:

  • Lưỡi lông đen: Tình trạng vô hại này xảy ra khi những nhú lưỡi dọc theo đầu và hai bên lưỡi ngày càng lớn. Vi khuẩn, bụi bẩn, thức ăn và các chất khác có thể tích tụ trên những vết sưng này và khiến chúng xuất hiện những màu sắc khác nhau. Mặc dù, tình trạng này có tên lưỡi lông đen, nhưng lưỡi của bạn có thể chuyển sang màu vàng hoặc các màu khác trước khi nó chuyển sang màu đen.
  • Vệ sinh răng miệng không sạch: Khi bạn không đánh răng thường xuyên và kỹ lưỡng, các tế bào da và vi khuẩn có thể tích tụ trên nhú lưỡi. Vi khuẩn giải phóng các sắc tố có thể làm lưỡi bị vàng. Thực phẩm, thuốc lá và các chất khác cũng có thể mắc kẹt trong các nhú lưỡi và khiến lưỡi chuyển màu vàng.
  • Khô miệng hoặc thở bằng miệng: Khô miệng là tình trạng thiếu nước bọt trong miệng. Nước bọt giúp ngăn ngừa sâu răng. Tác dụng phụ của thuốc, các bệnh như hội chứng Sjogren, bệnh tiểu đường… cũng như xạ trị và hóa trị đều có thể khiến bạn bị khô miệng, lưỡi bị vàng. Ngoài ra, việc bạn hít thở bằng miệng trong khi ngủ cũng góp phần gây khô miệng.
  • Lưỡi địa lý: Tình trạng này xảy ra khi bạn thiếu các mảng nhú trên lưỡi. Các chuyên gia không xác định được nguyên nhân gây lưỡi địa lý nhưng khả năng cao là do di truyền. Lưỡi địa lý còn có tên gọi là lưỡi bản đồ vì các bản nhú bị thiếu làm cho bề mặt lưỡi của bạn trông giống như bản đồ. Các miếng nhú thường có màu đỏ, nhưng chúng cũng có thể chuyển sang màu vàng, đôi khi có thể gây đau.
  • Vàng da: Vàng da là tình trạng da và lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng. Tình trạng này xảy ra khi gan của bạn bị tổn thương và không xử lý đúng cách chất thải sản phẩm bilirubin. Bilirubin là một sắc tố màu vàng được sản xuất khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Khi bilirubin tích tụ trong máu sẽ khiến da, lòng trắng và lưỡi của bạn dễ chuyển sang màu vàng.
  • Thuốc có chứa bismuth: Việc dùng các loại thuốc có chứa bismuth khác có thể biến màu lưỡi từ màu vàng sang màu đen.
  • Nước súc miệng có chứa chất oxy hóa: Lưỡi có màu vàng là do đâu? Bạn có biết việc sử dụng nước súc miệng có chứa peroxide, witch hazel (nước cây phỉ) hoặc tinh dầu bạc hà có thể làm thay đổi màu sắc lưỡi.
  • Khói thuốc lá: Hóa chất trong thuốc lá có thể làm cho lưỡi chuyển sang màu vàng, lưỡi vàng, đắng miệng…

Các nguyên nhân được đề cập ở trên là những nguyên nhân phổ biến gây ra vấn đề lưỡi vàng hay khiến lưỡi bị vàng. Do đó, bạn nên tham khảo thêm ý kiến ​​bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể và chính xác.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc vàng lưỡi?

nguyên nhân bị vàng lưỡi

Các yếu tố làm tăng nguy cơ lưỡi có màu vàng là gì? Ngoài các yếu tố đã được liệt kê ở trên, theo các chuyên gia sức khỏe răng miệng, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc vàng lưỡi:

  • Vệ sinh răng miệng không sạch
  • Sử dụng thuốc lá (hút, nhai)
  • Uống nhiều cà phê hoặc trà đen
  • Ăn trầu
  • Uống nhiều rượu
  • Mất nước
  • Ung thư miệng
  • Bệnh tự miễn
  • Các vấn đề thần kinh.

Để xác định được các yếu tố khiến lưỡi bị vàng hay lưỡi vàng là bệnh gì, bạn hãy đi khám, tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin nhé.

Những biện pháp tại nhà nào giúp bạn kiểm soát tình trạng vàng lưỡi?

ngăn ngừa bị vàng lưỡi

Rêu lưỡi vàng phải làm sao hay lưỡi vàng đắng miệng phải làm gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, những lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà sau đây có thể giúp bạn ngăn ngừa cũng như đối phó với tình trạng lưỡi vàng:

  • Đánh răng kỹ và thường xuyên
  • Đánh răng hoặc súc miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn sau bữa ăn
  • Cạo lưỡi nhẹ nhàng mỗi ngày bằng bàn chải đánh răng có lông mềm
  • Súc miệng một lần mỗi ngày trong 60 giây bằng hỗn hợp 1 phần hydro peroxide với 5 phần nước, sau đó súc miệng bằng nước nhiều lần
  • Thoa baking soda trực tiếp lên lưỡi trong 60 giây rồi rửa sạch
  • Bỏ thuốc lá hoặc các sản phẩm từ thuốc lá
  • Điều trị nhiễm trùng xoang
  • Điều trị các tình trạng ở hàm
  • Thay đổi tư thế ngủ, thay đổi gối hoặc nệm
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để giảm nguy cơ khô miệng, khô mũi
  • Sử dụng thuốc xịt mũi để thông mũi
  • Hạn chế ăn đồ ngọt và dính
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, rau củ
  • Hạn chế ăn các thực phẩm giàu tinh bột hoặc thực phẩm giàu carbohydrate đơn giản
  • Tránh đồ uống có đường, rượu và caffeine
  • Bổ sung đủ nước
  • Tránh đồ uống có màu hoặc chất nhuộm
  • Tránh đồ uống và thức ăn nóng hoặc có axit
  • Điều trị nhiễm trùng càng sớm càng tốt
  • Không sử dụng các thuốc gây nghiện
  • Sử dụng men vi sinh, sản phẩm lên men hoặc sữa chua.

Hello Bacsi tin rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc lưỡi vàng là bệnh gì hay lưỡi bị vàng phải làm sao.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lâm Trần Thảo Vy

Nha khoa · Nha khoa Cẩm Tú


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 25/10/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo