backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Điều trị ung thư vú bằng hóa trị với Taxanes

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    Điều trị ung thư vú bằng hóa trị với Taxanes

    Taxanes là một loại thuốc có tác dụng làm ngăn chặn quá trình phân chia tế bào, từ đó làm cho khối u không thể lớn lên. Nhờ tác dụng này mà người ta sử dụng taxanes để điều trị ung thư.

    Taxanes là một nhóm thuốc dùng để hóa trị, bao gồm các loại nhỏ hơn là paclitaxel, docetaxel và abraxane. Nó có tác dụng làm ức chế sự tạo thành hệ thống các vi ống, một giai đoạn trong quá trình phân chia tế bào, từ đó làm cho quá trình phân chia phải dừng lại. Taxanes có thể được dùng để hỗ trợ trước và sau khi phẫu thuật. Trong 3 loại thuốc taxanes, chỉ có paclitaxel và docetaxel là đã được nghiên cứu và chứng nhận là được dùng trong điều trị hỗ trợ ung thư.

    Taxanes tác dụng ra sao?

    Taxanes điều trị ung thư bằng cách ngăn cản tế bào phân chia bằng cách ức chế sự tạo thành các vi ống (một giai đoạn trong quá trình phân chia tế bào). Ngoài ra, có một số nghiên cứu còn cho thấy nó có tác dụng thúc đẩy các tế bào nhanh chóng tự chết đi.

    Các vi ống đóng vai trò quan trọng trong tế bào, nó chính là bộ xương của tế bào, giúp tế bào ổn định hình dạng đồng thời neo giữ các nội quan bên trong tế bào. Nó còn có vai trò trong việc phân chia tế bào bằng cách kéo các nhiễm sắc thể về 2 cực để phân chia. Các vi ống này hình thành từ rất nhiều các phần tử nhỏ, khi cần chúng sẽ kết hợp lại với nhau thành một sợi dài, khi xong nhiệm vụ, chúng lại phân ra thành những đơn vị nhỏ. Taxanes có tác dụng làm ngăn chặn quá trình kết hợp của các phân tử nhỏ này.

    Taxanes còn có tác dụng thúc đẩy sự tự chết đi của tế bào. Người ta cho rằng đó là hậu quả của việc taxanes làm tích tụ quá nhiều các phân tử nhỏ của vi ống, hoặc cũng có thể là do nó đã làm vô hiệu hóa protein có vai trò ngăn cản sự chết của tế bào.

    Tác dụng phụ của hóa trị với taxanes

    Taxanes ngăn cản sự hình thành các vi ống trong tế bào ung thư, ngăn cản khối u phân chia và lớn lên đồng thời thúc đẩy các tế bào ung thư tự chết. Tuy nhiên, nó vẫn có một số tác dụng phụ như sau:

    • Buồn nôn và nôn ói: những triệu chứng này thường khá nhẹ. Bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc chống nôn ói như là ondansetron hoặc granisetron để điều trị tình trạng này.
    • Rụng tóc: rụng hết toàn bộ tóc hoặc hói đầu là các triệu chứng có thể gặp phải trong quá trình điều trị. Không chỉ tóc ở đầu, mà trên cả cơ thể đều bị rụng. Thường triệu chứng này xuất hiện sau 10 đến 14 ngày điều trị.
    • Ức chế tủy xương: tủy xương bị ức chế dẫn đến làm giảm số lượng hồng cầu, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Nếu tiểu cầu giảm bạn sẽ dễ bị xuất hiện các vết bầm máu, chảy máu. Nếu dòng bạch cầu bị giảm, bạn sẽ dễ bị nhiễm trùng và đôi khi bác sĩ sẽ cho bạn ngưng sử dụng taxanes. Thường thì sau 21 ngày dừng thuốc lượng bạch cầu của bạn sẽ tăng trở lại.
    • Tăng nhạy cảm: đôi khi bạn sử dụng các loại thuốc như paclitaxel và docetaxel. Bạn sẽ cảm thấy mình nhạy cảm quá mức như mặt đỏ bừng, khó thở, thường triệu chứng chỉ xảy một thời gian ngắn sau khi chích thuốc. Bạn có thể dùng thuốc kháng histamine và các loại thuốc chứa corticosteroid để làm giảm nguy cơ bị những triệu chứng này.
    • Bệnh thần kinh ngoại biên: tê và mất cảm giác ở tay và chân là những triệu chứng có thể gặp trong quá trình điều trị, chúng gọi là bệnh thần kinh ngoại biên. Nguyên nhân là do các đầu thần kinh ở các vùng này bị tổn thương do thuốc.

    Bạn nên biết những gì?

    • Luôn hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Taxanes. Hãy báo cho bác sĩ biết liệu bạn có đang mang thai, cho con bú hay dự định có thai không.
    • Báo cho bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng.
    • Báo cho bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với Taxanes.

    Tham khảo thêm:

    Điều trị ung thư vú bằng Anthracyclines

    Điều trị ung thư vú bằng phương pháp hóa trị

    Yoga- giải pháp hữu hiệu cho bệnh nhân ung thư vú

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo