backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

U tuyến yên là gì, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe người bệnh?

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 18/04/2022

U tuyến yên là gì, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe người bệnh?

Tuyến yên – một tuyến nhỏ của não bộ chịu trách nhiệm “điều hành’ nhiều nội tiết tố khác trong cơ thể. U tuyến yên là một loại khối u hình thành ở tuyến này nhưng không phải ung thư. Bởi vì có liên quan đến nhiều hormone khác trong cơ thể nên u tuyến yên thường gây ra rối loạn nội tiết tố và chèn ép, ảnh hưởng đến các cấu trúc xung quanh. 

Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây nên u tuyến yên là gì và cách điều trị u tuyến yên cùng Hello Bacsi qua các thông tin sau đây nhé!

Định nghĩa

U tuyến yên là bệnh gì?

Chứng u tuyến yên là sự xuất hiện của một khối u nằm trong tuyến yên, một bộ phận của não có nhiệm vụ điều hòa sự cân bằng các nội tiết tố (hormone) của cơ thể. Khối u này khiến tuyến yên tạo ra quá nhiều hoặc quá ít hormone gây ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể. Ngoài ra, các khối u trong tuyến yên có còn có thể gây áp lực lên não dẫn đến đau đầu cùng các triệu chứng khác.

Bạn có thể xem thêm: U tuyến yên tiết prolactin (u tiết prolactin)

Những ai thường mắc phải u tuyến yên?

Bệnh u tuyến yên xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là ở người già. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

dấu hiệu nghi ngờ u tuyến yên là gì

Những dấu hiệu và triệu chứng của u tuyến yên là gì?

Các triệu chứng phụ thuộc vào kích thước của khối u và sự ảnh hưởng của nó đến cơ thể, cụ thể là:

  • Tiết dịch núm vú;
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh;
  • Suy giảm chức năng tình dục ở nam giới;
  • Giảm thị lực, nhìn đôi, sụp mí mắt;
  • Hôn mê;
    • Hay bị sổ mũi;
    • Gặp rắc rối về khướu giác;
    • Bị cường giáp (rất hiếm);
    • Hội chứng Cushing.

    Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

    Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn:

    • Có các dấu hiệu và triệu chứng giống với bệnh u tuyến yên.
    • Có người bị u tuyến yên trong gia đình.

    Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

    Nguyên nhân

    nguyên nhân u tuyến yên là gì

    Nguyên nhân gây ra u tuyến yên là gì?

    Nguyên nhân tại sao những tế bào trong tuyến yên phát triển một cách không thể kiểm soát được dẫn đến hình thành u tuyến yên đến nay vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng yếu tố di truyền và những rối loạn trong di truyền đóng vai trò tạo ra u tuyến yên. Một số khối u trong tuyến yên là kết quả của rối loạn di truyền có tên là tân sinh đa tuyến nội tiết loại 1 (MEN I).

    Nguy cơ mắc bệnh

    Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc u tuyến yên?

    Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc u tuyến yên, bao gồm:

    • Tuổi tác: bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên u tuyến yên thường gặp nhất là ở người già.
  • Di truyền: bệnh thường gặp ở những người có thành viên trong gia đình mắc bệnh tân sinh đa tuyến nội tiết loại 1 (MEN I). Ở bệnh MEN I, nhiều khối u xuất hiện ở các tuyến khác nhau của hệ thống nội tiết. Hiện nay đã có những xét nghiệm di truyền để chẩn đoán bệnh này.
  • Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

    Điều trị

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những phương pháp nào dùng để điều trị u tuyến yên?

    Phương pháp điều trị u tuyến yên tùy thuộc vào kích thước của khối u và mức độ ảnh hưởng của nó. Việc điều trị có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị và dùng thuốc. Những người có khối u rất nhỏ và không có triệu chứng thường không cần điều trị hoặc bác sĩ sẽ cho dùng thuốc uống khi cần thiết. Tuy nhiên, bạn sẽ phải tái khám thường xuyên để xét nghiệm máu và chụp cộng hưởng từ MRI để đảm bảo các khối u không phát triển to lên.

    Nếu các khối u quá lớn dẫn đến chèn ép lên dây thần kinh thị giác, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Trong hầu hết các trường hợp, khối u tuyến yên có thể được phẫu thuật cắt bỏ thông qua mũi và xoang. Nếu khối u không thể được gỡ bỏ theo cách này, bác sĩ sẽ loại bỏ chúng qua hộp sọ.

    Xạ trị cũng có thể được sử dụng để thu nhỏ khối u đối với những người không thể phẫu thuật. Phương pháp này cũng được sử dụng trong các trường hợp các khối u tái phát sau phẫu thuật.

    Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán u tuyến yên?

    xét nghiệm chẩn đoán u tuyến yên

    Bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng bạn gặp phải và khám tổng quát để chẩn đoán. Ngoài ra còn có các phương pháp khác như:

    • Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để đo lường mức độ hormone.
    • Chụp cộng hưởng từ (MRI) cho não để tìm ra khối u và đo kích thước của nó.
    • Kiểm tra thị lực để loại trừ những thương tổn hay gặp ở vùng thị giác gần tuyến yên.

    Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của u tuyến yên?

    Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến u tuyến yên:

    • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
    • Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
    • Báo cho bác sĩ về tất cả các bệnh lý khác của bạn.
    • Cho bác sĩ biết về các loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm thuốc theo toa và thuốc không kê toa.
    • Cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai.
    • Khám bác sĩ ngay lập tức hay đi cấp cứu nếu bạn bị sốt, cứng cổ, đau đầu đột ngột, hoặc thay đổi thị lực.

    Bạn có thể xem thêm: Suy tuyến yên (giảm hormone tuyến yên)

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 18/04/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo