backup og meta
Chuyên mục

2

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

U sao bào (u não tế bào hình sao)

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Kiến Bình · Ung thư - Ung bướu · BV Ung Bướu TP. Cần Thơ


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 22/09/2023

U sao bào (u não tế bào hình sao)

U sao bào vẫn còn là một dạng u não khá xa lạ nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu để biết rõ hơn về căn bệnh này nhé!

Tìm hiểu chung

U sao bào (u não tế bào hình sao) là gì?

U sao bào, hay còn gọi là u não tế bào hình sao là những khối u phát sinh từ tế bào hình sao. Tế bào hình sao có chức năng tạo nên tế bào mô đệm hoặc mô nâng đỡ của não. Não là cơ quan chính của hệ thần kinh trung ương, não được tạo thành từ các tế bào thần kinh (neuron) và mô hỗ trợ (tế bào mô đệm).

U sao bào có thể xuất hiện ở các bộ phận khác nhau của não và hệ thần kinh, bao gồm tiểu não, đại não, các vùng trung tâm của não, thân não và tủy sống.

Những khối u này được phân loại từ 1-4 dựa trên mức độ bình thường hay bất thường của tế bào. Có u tế bào hình sao cấp thấp và u tế bào hình sao cấp cao. U tế bào hình sao cấp thấp thường khu trú và phát triển chậm. Các u tế bào hình sao cấp cao phát triển với tốc độ nhanh chóng và cần một liệu trình điều trị khác tích cực hơn. Hầu hết các khối u sao bào ở trẻ em là loại cấp thấp. Ở người lớn, phần lớn là cấp cao.

Phân loại

triệu chứng u sao bào

Bệnh u tế bào gai ở vị thành niên

Những khối u tế bào hình sao cấp 1 này thường ở trong khu vực mà chúng bắt đầu (khu trú) và không lây lan. Chúng được xem là lành tính nhất (không phải ung thư) trong tất cả các u tế bào hình sao. Hai loại khối u tế bào hình sao cấp 1 khác, ít được biết đến hơn là u tế bào hình sao tiểu não và u tế bào hình sao ở trẻ sơ sinh. Bệnh u tế bào gai ở vị thành niên thường hình thành các nang. Mặc dù chúng thường phát triển chậm, nhưng những khối u này có thể trở nên rất lớn.

Bệnh u sao bào lan tỏa (hay còn được gọi là u tế bào cấp độ thấp hoặc u sao bào độ 2) 

Những u sao bào độ 2 có xu hướng xâm lấn mô xung quanh và phát triển với tốc độ tương đối chậm. Các u tế bào lan tỏa có xu hướng chứa các vi nang và chất lỏng giống như chất nhầy.

U tế bào hình sao không tăng sinh (hay còn được gọi là u sao bào độ 3)

U tế bào hình sao không tăng sinh là một khối u cấp 3. Những khối u sao bào độ 3 hiếm gặp này cần điều trị tích cực hơn so với u tế bào hình sao lành tính. Các u tế bào quái ác xu hướng phát triển xâm lấn vào mô xung quanh, khiến chúng khó loại bỏ hoàn toàn trong quá trình phẫu thuật.

U sao bào độ 4 (hay còn được gọi là u nguyên bào thần kinh đệm cấp 4)

Có hai loại u sao bào độ 4 là u nguyên phát hoặc u thứ phát. Các khối u nguyên phát rất hung hãn và là dạng phổ biến nhất của u sao bào độ 4. Các khối u thứ phát là những khối u bắt nguồn từ một khối u cấp dưới và phát triển thành một khối u cấp độ 4.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của u sao bào là gì?

Triệu chứng ban đầu của bệnh u sao bào bao gồm: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, co giật, mất trí nhớ, yếu liệt hoặc thay đổi hành vi. Các triệu chứng khác có thể xảy ra tùy thuộc vào kích thước và vị trí của khối u. Chúng có thể bao gồm: tay hoặc một bên chân bị yếu dần đi, gặp vấn đề về thị lực và phát âm.

Trong một vài trường hợp, bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu bệnh tâm thần, chẳng hạn như lú lẫn, mất phương hướng và mất trí nhớ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy gọi bác sĩ của bạn nếu bạn bị nhức đầu nghiêm trọng kèm nôn mửa, yếu ở một bên cơ thể kèm theo co giật hoặc gặp vấn đề về phát âm và thị lực.

Nếu bạn mắc phải các tác dụng phụ của điều trị, chẳng hạn như sốt sau khi hóa trị, bạn nên gặp bác sĩ để có những chẩn đoán chính xác nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra u sao bào (u não tế bào hình sao)?

nguyên nhân gây bệnh u sao sao bào

Hiện nay, nguyên nhân của u não tế bào hình sao vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy, u sao bào không lây nhiễm hay di truyền. Đột biến gen hoặc một số bệnh rối loạn di truyền hiếm gặp có thể là nguyên nhân dẫn đến hình thành khối u này.

Những ai thường mắc phải u sao bào (u não tế bào hình sao)?

U sao bào là loại u não khá phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào, nhưng người lớn thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở trẻ nhỏ.

U sao bào độ 1 thường thấy ở trẻ em và thanh niên. Các loại khác có xu hướng xảy ra ở nam giới thường xuyên hơn nữ giới và thường xảy ra nhất ở những người từ 45 tuổi trở lên.

Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc u sao bào (u não tế bào hình sao)?

Nguy cơ gây nên u sao bào hiện nay vẫn chưa được làm rõ. Theo nghiên cứu, những bệnh liên quan tới hệ thần kinh như u sợi thần kinh và các bệnh do di truyền khác có thể là tác nhân thúc đẩy phát triển của u sao bào. Ngoài ra, bệnh nhân đã từng xạ trị vùng đầu, cổ và càng lớn tuổi thì khả năng mắc u tế bào hình sao ở cấp độ càng cao.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán u sao bào (u não tế bào hình sao)?

Bác sĩ thực hiện chẩn đoán dựa trên các triệu chứng của bệnh. Bệnh thường rất khó chẩn đoán bởi vì các triệu chứng đầu tiên rất mơ hồ và có thể nhầm lẫn với một số bệnh khác như đau đầu, căng thẳng hoặc viêm xoang.

Bác sĩ có thể sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp (CT) để hỗ trợ trong việc chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.

Ngoài ra, để chẩn đoán tình trạng bệnh, các bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết. Khi sinh thiết, một mảnh nhỏ của khối u được lấy đi và nghiên cứu dưới kính hiển vi. U sao bào có 4 cấp độ I, II, III hoặc IV. Thông qua hệ thống cấp độ này, bác sĩ sẽ quyết định các phương pháp điều trị phù hợp.

Những phương pháp nào dùng để điều trị u sao bào (u não tế bào hình sao)?

điều trị u sao bào

Điều trị u sao bào hiện nay bao gồm ba phương pháp chính sau:

Các lựa chọn điều trị tùy thuộc vào loại, kích thước và vị trí của khối u, mức độ lan rộng của khối u, lứa tuổi, điều trị trước đó đã nhận được và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị cũng dựa trên cấp độ bệnh, cụ thể như sau:

  • U sao bào cấp độ 1: Những khối u này thường được loại bỏ bằng phẫu thuật đơn thuần. Ở người lớn và trẻ lớn hơn, xạ trí có thể theo sau phẫu thuật nếu khối u không thể được loại bỏ hoàn toàn và ngăn ngừa tái phát.
  • U sao bào cấp độ 2: Nếu khối u có thể được loại bỏ hoàn toàn, bác sĩ sẽ chụp cắt lớp để tiến hành theo dõi. Ở người lớn và trẻ lớn hơn, xạ trị có thể được thực hiện ngoài phẫu thuật để điều trị u tế bào hình sao cấp thấp.
  • U sao bào cấp độ 3: Bước đầu tiên trong điều trị u tế bào hình sao không tăng sinh hay u sao bào cấp độ 3 là phẫu thuật. Xạ trị sau đó được sử dụng để điều trị khối u còn sót lại. Hóa trị có thể được đề nghị ngay sau khi xạ trị hoặc nếu khối u tái phát.
  • U sao bào cấp độ 4: Bước điều trị đầu tiên là phẫu thuật để loại bỏ càng nhiều khối u càng tốt. Sau phẫu thuật, hóa trị thường được thực hiện cùng lúc với xạ trị nhằm tiêu diệt những tế bào khối u còn lại và hạn chế sự tái phát.

Trong đó, phẫu thuật lấy u là phương pháp quan trọng nhất, phương pháp này có thể loại bỏ tối đa toàn bộ u. Phẫu thuật triệt để u não sẽ kéo dài cuộc sống cho người bệnh. Tuy nhiên, việc lấy bỏ triệt để u não không phải lúc nào cũng làm được nên người bệnh cần cân nhắc khi thực hiện phương pháp này. Ngoài ra, xạ trị và hoá trị là hai phương pháp điều trị phối hợp tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

Sự thành công trong điều trị u não còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như:

  • Bản chất mô bệnh học của u
  • Số lượng u đã được loại bỏ trong phẫu thuật
  • Vị trí của khối u
  • Tuổi tác và sức khỏe của bệnh nhân.

Tiên lượng

U sao bào sống được bao lâu?

Các yếu tố tác động đến thời gian sống sót sau khi được chẩn đoán u tế bào hình sao là:

Loại khối u và giai đoạn bệnh

  • U sao bào cấp 1 phần lớn được chữa khỏi (tỷ lệ sống sót 96% sau 5 năm).
  • U sao bào độ 2 sống được bao lâu? Thời gian sống trung bình tổng thể là 8 năm.
  • U sao bào độ 3 sống được bao lâu? Thời gian sống thêm trung bình là 3-5 năm.
  • U sao bào độ 4: Thời gian sống thêm trung bình là 15 tháng.

Mức độ thành công sau phẫu thuật

Mặc dù không thể cắt bỏ hoàn toàn các khối u cấp 2-4 do sự xâm nhập lan tỏa của chúng vào não bình thường, nhưng việc cắt bỏ được càng nhiều sẽ càng gia tăng cơ hội sống sót. Sự gia tăng tỷ lệ sống sót được quan sát thấy sau khi ít nhất 80% khối u được cắt bỏ và có sự cải thiện từng bước về tiên lượng khi mức độ cắt bỏ đạt 95-100%.

Tuổi tác

Những người trẻ tuổi và có sức khỏe tốt sẽ có thời gian sống còn lâu hơn.

Các triệu chứng

Các triệu chứng tối thiểu, chức năng thần kinh bình thường và không bị ảnh hưởng nhiều có liên quan đến khả năng sống sót lâu hơn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Trần Kiến Bình

Ung thư - Ung bướu · BV Ung Bướu TP. Cần Thơ


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 22/09/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo