backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

U mềm lây

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

U mềm lây

Tìm hiểu chung

Bệnh u mềm lây là gì?

U mềm lây là bệnh da liễu truyền nhiễm do một loại vi khuẩn gây ra. Khi bị bệnh, trên da bạn sẽ xuất hiện các nốt đỏ hoặc trắng sáp. Nếu vùng da bị nổi u là vùng cơ quan sinh dục thì u mềm lây được xếp vào bệnh lây qua đường tình dục (u mềm lây sinh dục).

Triệu chứng thường gặp

Cách nhận biết u mềm lây?

Khi bị u mềm lây, bạn sẽ có những u thịt nhỏ xuất hiện trên những vùng da bị lây như mặt, mí mắt, nách và đùi. Điều đặc biệt là u mềm lây không xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Những u thịt này không gây ngứa, đau, hoặc tấy. Các khối u không lớn hơn 0,5cm, có dạng hình tròn kèm theo một vết lõm ở giữa và có dịch trắng sáp chứa virus gây bệnh. Nếu bạn hoặc trẻ làm vỡ dịch trắng này, virus sẽ lan sang vùng da lân cận và phát tán ra môi trường bên ngoài. Nếu u mềm xuất hiện ở mí mắt, vi khuẩn sẽ lây vào mắt làm bạn có triệu chứng đau mắt đỏ. U mềm biểu mô sẽ tự biến mất sau một vài tuần, nhưng có thể kéo dài nhiều tháng. Bệnh thường không để lại sẹo.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn phát hiện mình hoặc trẻ có nốt đỏ hoặc trắng sáp hoặc nổi ban như triệu chứng ở trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh u mềm lây là gì?

U mềm lây được gây ra do một lọai virus trong nhóm poxvirus. Virus này lây lan qua việc tiếp xúc trực tiếp như chạm vào da hoặc đồ vật bị nhiễm virus như quần áo, khăn,… của người bệnh. Ngoài ra, virus này cũng có thể lây truyền qua đường tình dục nếu bạn không có các biện pháp quan hệ tình dục an toàn.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh u mềm lây?

U mềm lây ở trẻ em (hay gặp ở các bé trai) và thanh niên là tình trạng khá phổ biến. Người lớn bị u mềm lây phần lớn là qua đường tình dục. Những trường hợp mắc bệnh còn lại là người có hệ miễn dịch yếu hoặc đang mắc bệnh truyền nhiễm khác.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc u mềm lây?

Nếu bạn có sức đề kháng yếu hoặc bị chứng viêm da dị ứng do di truyền, bạn có thể có nguy cơ bị mắc bệnh u mềm lây. Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán u mềm lây?

Các xét nghiệm thường không cần thiết để chẩn đoán bệnh u mềm lây. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách xem xét các khối u trên da. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sinh thiết da để tìm virus gây bệnh.

Những phương pháp nào dùng để điều trị u mềm lây?

Những khối u có thể tự khỏi, nhưng bạn nên điều trị cẩn thận để ngăn virus lây nhiễm cho người khác hoặc lan đến các bộ phận khác của cơ thể.

Phương pháp điều trị u mềm lây bao gồm loại bỏ khối u bằng cách sử dụng tia laser, làm lạnh hoặc tách khối u. Tuy nhiên, những phương pháp trên lại có khả năng để lại sẹo cao. Do đó, bác sĩ thường chỉ định thuốc bôi ngoài da đặc trị để loại bỏ khối u và giảm sẹo.

Nếu u mềm lây tái phát, quá trình điều trị sẽ được lặp lại cho đến khi bạn hoặc trẻ khỏi hẳn. Bạn không nên dùng chung khăn lau, vật dụng cá nhân,… để tránh lây bệnh cho người khác.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của u mềm lây?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến u mềm lây:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
  • Giữ vùng da bị nhiễm bệnh sạch sẽ và được băng lại bởi gạc hay vải để tránh lây nhiễm virus;
  • Không dùng chung khăn mặt hoặc áo quần với người khác cho tới khi những khối u biến mất.
  • Không gãi vào các khối u và chạm vào những chỗ khác trên cơ thể để tránh lan đến những chỗ khác;
  • Không đến hồ bơi, phòng xông hơi và bồn tắm công cộng cho đến khi các khối u biến mất để tránh lây cho người khác.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo