backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Trực khuẩn mủ xanh gây bệnh gì? Phòng ngừa như thế nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Hải · Ngày cập nhật: 28/07/2021

Trực khuẩn mủ xanh gây bệnh gì? Phòng ngừa như thế nào?

Tìm hiểu chung

Trực khuẩn mủ xanh là gì?

Trực khuẩn mủ xanh là một nhóm vi khuẩn có thể gây ra nhiều loại nhiễm trùng khác nhau, là nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng bệnh viện và nhiễm trùng cơ hội. Trực khuẩn mủ xanh hiếm khi gây nhiễm trùng ở những người khỏe mạnh, nhưng nó có xu hướng lây nhiễm sang những người bị suy giảm hệ miễn dịch, bị bỏng.

Nhiễm trực khuẩn mủ xanh có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu), viêm phổi, viêm họng và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Trực khuẩn mủ xanh thường sống trong đất, đầm lầy và môi trường ven biển. Nó có thể tồn tại trong điều kiện mà ít sinh vật khác có thể chịu được, nó tạo ra một lớp chất nhờn chống lại thực bào (engulfment) và có khả năng chống lại hầu hết các loại thuốc kháng sinh. Trực khuẩn mủ xanh có thể sinh sôi trong một loại môi trường đặc biệt như thuốc nhỏ mắt, xà phòng, bồn rửa, thuốc gây mê, thiết bị hồi sức, nhiên liệu, nơi ẩm ướt và thậm chí ở trong nước cất.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trực khuẩn mủ xanh

Các triệu chứng của nhiễm trực khuẩn mủ xanh thay đổi tùy theo loại nhiễm trùng.

Nhiễm trùng máu có thể gây ra các triệu chứng khác nhau như sốt, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể, đau đầu nhẹ, nhịp tim nhanh, thở nhanh, buồn nôn/nôn, tiêu chảy, giảm đi tiểu.

Viêm phổi có thể gây ra các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, khó thở, ho (đôi khi có chất nhờn màu vàng, xanh lá cây hoặc máu).

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra muốn đi tiểu thường xuyên, đi tiểu đau, có mùi khó chịu trong nước tiểu, nước tiểu có máu.

Nhiễm trùng vết thương có thể gây ra đau, tấy đỏ, chảy dịch ở vết thương.

Nhiễm trùng tai có thể gây ra đau tai, mất thính lực, chóng mặt và mất phương hướng.

Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?

Nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc bạn có thắc mắc, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ thể của mọi người hoạt động khác nhau. Tốt nhất bạn nên thảo luận với bác sĩ để tìm ra phương án phù hợp nhất.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ nhiễm trực khuẩn mủ xanh?

Bạn có thể bị nhiễm trực khuẩn mủ xanh trong môi trường y tế. Nó có thể lây lan qua vệ sinh không đúng cách như bàn tay không sạch của nhân viên y tế hoặc qua thiết bị y tế bị nhiễm khuẩn chưa được khử trùng hoàn toàn.

Các bệnh nhiễm trùng này thường ảnh hưởng đến những người bị bệnh trong bệnh viện, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch suy yếu do bệnh tật hoặc điều trị lâu dài.

Khi nhập viện, bạn có nguy cơ nhiễm trực khuẩn mủ xanh nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng nếu bạn có vết thương, vết bỏng hoặc đang được điều trị bằng máy thở (như máy thở cơ khí) hoặc các thiết bị y tế khác (như tiết niệu, ống thông tĩnh mạch).

Tiếp xúc với nước bị ô nhiễm cũng có thể gây nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh nhẹ ở những người khỏe mạnh. Ví dụ, các bể sục và bể bơi được khử trùng không đầy đủ có thể gây nhiễm trùng tai (phổ biến nhất ở trẻ em) và phát ban da. Chúng cũng có thể gây nhiễm trùng mắt ở người sử dụng kính áp tròng.

Vui lòng tham khảo với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm trực khuẩn xanh?

Các xét nghiệm và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm sẽ được sử dụng để chuẩn đoán nhiễm trực khuẩn mủ xanh như phân tích máu (nhiễm trùng máu), nuôi cấy đờm và tiết dịch đường hô hấp cũng như phân tích khí máu (viêm phổi), phân tích nước tiểu (nhiễm trùng đường tiết niệu) và nhuộm Gram, nuôi cấy CSF nếu có nghi ngờ viêm màng não.

Vui lòng tham khảo với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm trực khuẩn xanh?

Nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh nhẹ, liên quan đến nước thường được điều trị dễ dàng với một số kháng sinh nhất định. Tuy nhiên, việc điều trị nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh liên quan đến bệnh viện sẽ trở nên khó khăn hơn, bởi vì một số chủng vi khuẩn cho thấy nó gần như kháng tất cả các loại kháng sinh mạnh, bao gồm aminoglycosides, cephalosporin, fluoroquinolones, carbapenems.

Điều trị các bệnh nhiễm trùng khó khăn này đòi hỏi phải gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để kiểm tra vi khuẩn chống lại các loại thuốc kháng sinh khác nhau với hy vọng tìm được thuốc có hiệu quả chống lại nó.

Cách phòng tránh

Những phòng ngừa nào giúp hạn chế nhiễm trực khuẩn mủ xanh?

Phòng ngừa lây truyền qua các thiết bị y tế như ống thông là một cách quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh. Kỹ thuật vô trùng và môi trường vô trùng là quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của nó. Việc vệ sinh đúng cách đối với các thiết bị y tế cũng rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng cơ hội ở bệnh nhân.

Sử dụng kháng sinh dự phòng không được khuyến cáo để ngăn chặn sự tiến hóa của các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh.

Các nạn nhân bỏng nặng nên được đưa vào phòng cách ly để ngăn ngừa tiếp xúc không cần thiết với các tác nhân gây bệnh tiềm ẩn.

Cần thận trọng để tìm sự giúp đỡ khi có thể có khả năng bị nhiễm trùng, chẳng hạn như bị trầy xước giác mạc do kính áp tròng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Hải · Ngày cập nhật: 28/07/2021

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo