backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Thoát vị hoành (thoát vị gián đoạn)

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 12/05/2021

Thoát vị hoành (thoát vị gián đoạn)

Định nghĩa

Thoát vị hoành là gì?

Thoát vị hoành hay còn gọi thoát vị gián đoạn là sự nhô lên của phần trên của dạ dày thông qua cơ hoành – cơ dạng hình vòm phân chia hai khoang ngực và bụng. Điều này có là một phần của dạ dày bất thường nhô trượt vào trong khoang lồng ngực.

Hầu hết các trường hợp đều nhẹ và phần lớn không có triệu chứng, trong trường hợp nghiêm trọng thoát vị hoành có thể gây khó chịu và đau đớn, có thể dẫn đến trào ngược. Trào ngược là hiện tượng axit trong dạ dày dâng cao và trào ngược vào thực quản, dẫn đến các biến chứng khác ở dạ dày và họng.

Những ai thường mắc phải thoát vị hoành?

Bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc thoát vị gián đoạn. Tuy nhiên, những người ở độ tuổi trên 50 và phụ nữ thừa cân dễ mắc bệnh hơn. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng thoát vị hoành là gì?

triệu chứng thoát vị hoành

Thường thì người bệnh không có triệu chứng, nhưng nếu có thì các dấu hiệu thoát vị hoành sẽ xuất hiện trong vòng 1 giờ sau bữa ăn. Các triệu chứng thoát vị hoành bao gồm: ợ nóng, đau ngực; ợ hơi hoặc có thể bị khó nuốt.

Việc nằm xuống hoặc co người càng làm cho tình trạng ợ nóng tệ hơn.

Một biến chứng gây ra do sự kích ứng ở thực quản là xuất huyết.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn bị chẩn đoán là bị thoát vị hoành và bạn có những cơn đau ngực, đau bụng dữ dội, buồn nôn, ói mửa, không thể đại tiện, khó thở, hãy gọi ngay cho bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra thoát vị hoành là gì?

Thoát vị gián đoạn thường không xác định được nguyên nhân chính xác. Thông thường, thực quản đi vào dạ dày của bạn thông qua một khe hở trong cơ hoành. Thoát vị hoành xảy ra khi các mô cơ bắp xung quanh khe hở này trở nên yếu đi.

Nguyên nhân thoát vị cơ hoành có thể gây ra bởi:

  • Tổn thương khu vực cơ hoành
  • Được sinh ra với một khe hở lớn bất thường ở dạ dày (khuyết tật bẩm sinh)
  • Áp lực liên tục và dữ dội vào các cơ bắp xung quanh, chẳng hạn như khi ho, nôn mửa hoặc căng thẳng trong thời gian đi cầu, hoặc trong khi nâng vật nặng.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc thoát vị hoành?

Có một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thoát vị gián đoạn như: béo phì, mang thai, ho, táo bón lâu dài, thắt bụng khi đại tiện hay bị thương ở bụng. Ngoài ra độ tuổi trên 50 tuổi cũng có nguy cơ mắc thoát vị hoành cao hơn bình thường.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị thoát vị hoành?

điều trị thoát vị hoành

Mục tiêu của việc điều trị thoát vị hoành là kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa những biến chứng. Mục tiêu chính cần đạt là thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng. Kê gối cao khi nằm có thể ngăn dịch vị trào ngược đến thực quản trong lúc ngủ.

Ngoài ra, một số thuốc cũng giúp chữa thoát vị gián đoạn như:

  • Antacid, thuốc kháng acid trung hòa acid dạ dày.
  • Các loại thuốc giảm sản xuất acid, gồm famotidine, ranitidine hoặc thuốc ức chế bơm proton như omeprazole.
  • Nếu triệu chứng không được khắc phục hoặc xảy ra những biến chứng như sẹo, loét, xuất huyết thì cần thực hiện phẫu thuật.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thoát vị hoành?

Để tìm ra bệnh, bác sĩ có thể tiến hành nội soi, chụp X-quang thực quản cản quang. Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành đo áp lực thực quản để xác định có áp lực thấp tại nơi mà thực quản và dạ dày giao nhau không.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của thoát vị hoành?

Bạn cần lưu ý tuân thủ một số điều trong thói quen sinh hoạt để có thể kiểm soát được thoát vị hoành như:

  • Giảm cân nếu thừa cân
  • Ăn chậm: ăn 4-5 bữa nhỏ thay vì ăn 1-2 bữa lớn;
  • Tránh những thức ăn làm ợ chua như: socola, thực phẩm cay, thức ăn làm từ khoai tây, hành, trái cây họ cam, quýt…

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 12/05/2021

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo