backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Thờ ơ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 21/05/2019

Thờ ơ

Tìm hiểu về chứng thờ ơ

Chứng thờ ơ là gì?

Chứng thờ ơ là tình trạng thiếu quan tâm đến các hoạt động trong cuộc sống và/hoặc tương tác với người khác. Tình trạng có thể ảnh hưởng đến công việc, khả năng duy trì các mối quan hệ cá nhân và tận hưởng cuộc sống của bạn.

Đôi lúc trong cuộc sống, bạn có thể bị thờ ơ, chẳng hạn như cảm thấy không có động lực hoặc không quan tâm đến các công việc hàng ngày. Kiểu thờ ơ này là bình thường.

Chứng thờ ơ trở nên nguy hiểm hơn nếu bạn mắc bệnh mãn tính và không có động lực để điều trị. Ngoài ra, sự thờ ơ là triệu chứng của một số rối loạn thần kinh, chẳng hạn như bệnh Alzheimer.

Triệu chứng thờ ơ

Những dấu hiệu và triệu chứng thờ ơ là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan bao gồm:

  • Thiếu động lực
  • Mức năng lượng thấp
  • Giảm cảm xúc, động lực và sẵn sàng hành động

Sự thờ ơ có thể khiến bạn không quan tâm đến nhiều khía cạnh của cuộc sống. Bạn có thể thờ ơ khi gặp người mới hoặc thử những điều mới. Bạn có thể không quan tâm đến các hoạt động hoặc giải quyết các vấn đề/mối quan tâm cá nhân. Biểu cảm khuôn mặt của bạn sẽ không có bất kì thay đổi biểu cảm nào.

Sự thờ ơ liên tục có thể ảnh hưởng đến khả năng duy trì các mối quan hệ cá nhân, công việc và học tập của bạn. Nếu bị thờ ơ, bạn sẽ dành nhiều thời gian để xem tivi, lướt web và chơi game. Bạn cũng có thể ngừng tập thể dục và bắt đầu nuông chiều bản thân với các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất ít.

Sự thờ ơ không giống trầm cảm. Nó có thể là một triệu chứng trầm cảm cùng với tình trạng không hứng thú. Trầm cảm cũng có thể gây ra cảm giác tuyệt vọng và mặc cảm. Rủi ro nghiêm trọng liên quan đến trầm cảm bao gồm lạm dụng chất gây nghiện và tự tử.

Nguyên nhân thờ ơ

Nguyên nhân nào gây ra chứng thờ ơ?

Nguyên nhân gây thờ ơ có thể bao gồm:

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thờ ơ là triệu chứng khá phổ biến trong chứng mất trí. Sự thờ ơ cũng thường gặp ở người liệt trên nhân tiến triển và sa sút trí tuệ não mạch.

Ở người mắc chứng mất trí nhớ, thờ ơ gia tăng có liên quan đến suy giảm chức năng, chẳng hạn như trong các hoạt động hàng ngày và nhận thức của người bệnh. Bộ não của người bị thờ ơ cũng có  những thay đổi lớn hơn, bao gồm teo tế bào, rối loạn sợi thần kinh và thay đổi chất trắng.

Chứng thờ ơ gắn liền với sự phát triển của mất trí ở những người mắc bệnh Parkinson. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Parkinson và thờ ơ có thể phức tạp.

Một số nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng ở những người bị suy giảm nhận thức nhẹ, chứng thờ ơ là một yếu tố ban đầu, có thể phát triển thành chứng mất trí nhớ.

Một người cũng bị thờ ơ mà không có tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

Sự thờ ơ có thể là kết quả của một cơn đột quỵ ảnh hưởng đến phần thùy trán của não. Thanh thiếu niên thường dễ bị thờ ơ và sẽ tự hết theo thời gian.

Các nguyên nhân được đề cập ở trên là một số nguyên nhân phổ biến gây chứng thờ ơ. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Kiểm soát chứng thờ ơ

Những biện pháp nào giúp bạn kiểm soát chứng thờ ơ?

Những biện pháp sau đây có thể giúp bạn kiểm soát chứng thờ ơ;

  • Lên kế hoạch mỗi ngày. Bạn hãy lên kế hoạch cần làm mỗi ngày, bao gồm tập thể dục, dành thời gian cho gia đình và bạn bè. Hãy chắc chắn tuân thủ lịch trình trong suốt cả ngày và kiểm tra xem bạn đã thực hiện hết danh sách được đề ra chưa.
  • Tự thưởng cho mình. Một khi bạn đã hoàn thành mục tiêu đã định sẵn, hãy tự thưởng cho mình, như một bữa ăn ngon.
  • Bắt đầu chậm. Nếu bạn mắc chứng thờ ơ trong thời gian dài. Hãy đầu với những công việc và dự định ít, để tránh cảm giác quá tải và mệt mỏi.
  • Tập thể dục. Tập thể dục được chứng minh làm tăng động lực và khả năng tập trung do đó làm giảm tình trạng thờ ơ. Các bài tập thể dục có thể bổ sung năng lượng, làm gia tăng endorphin và các hóa chất khác trong não giúp nâng cao tâm trạng và cải thiện động lực.
  • Ngủ đủ giấc. Sự mệt mỏi do ngủ không đủ giấc kết hợp với chứng thờ ơ dẫn đến những vấn đề sức khỏe quan trọng. Do đó, nếu bạn ngủ đủ giấc sẽ kiểm soát tình trạng thờ ơ dễ dàng hơn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ của bạn để có giải pháp tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 21/05/2019

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo