backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

2

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Tăng tiểu cầu

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 21/12/2023

Tăng tiểu cầu

Tiểu cầu là các tế bào máu trong huyết tương, chịu trách nhiệm cầm máu bằng cách kết dính với nhau để hình thành cục máu đông. Thông thường, số lượng tế bào máu này dao động từ 150.000 – 450.000 trong mỗi microlit máu. Nếu con số này vượt quá 450.000, bạn sẽ được chẩn đoán bị tăng tiểu cầu (tiểu cầu cao hoặc đa tiểu cầu).

Tiểu cầu cao có nguy hiểm không? Số lượng tiểu cầu tăng cao đến một mức nhất định sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, bao gồm đột quỵ, đau tim hoặc có huyết khối trong mạch máu. Tìm hiểu về căn bệnh này có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị cũng như ngăn ngừa biến chứng.

Tìm hiểu chung

Tiểu cầu tăng là bệnh gì?

Số lượng tiểu cầu cao được gọi là tăng tiểu cầu, tiểu cầu cao hoặc đa tiểu cầu. Tiểu cầu tăng là bệnh gì? Tình trạng này có hai dạng chính gồm:

  • Tăng tiểu cầu tiên phát liên quan đến rối loạn tủy xương, khiến số lượng tiểu cầu sinh ra quá nhiều.
  • Tăng tiểu cầu thứ phát có thể xảy ra do một số vấn đề sức khỏe như:
    • Thiếu máu do thiếu sắt
    • Ung thư
    • Nhiễm trùng
    • Chấn thương
    • Phẫu thuật, đặc biệt là cắt lách

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng khi bị tăng tiểu cầu

đau đầu chóng mặt do tăng tiểu cầu

Tiểu cầu cao hiếm khi gây ra các triệu chứng đặc trưng rõ rệt. Các biểu hiện thường liên quan đến cục máu đông bao gồm:

  • Nhức đầu
  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Dễ bị bầm tím
  • Đau ngực
  • Khó thở, buồn nôn
  • Suy nhược
  • Nhầm lẫn hoặc thay đổi trong lời nói
  • Chảy máu cam, chảy máu trong miệng, chảy máu chân răng
  • Xuất huyết dạ dày hoặc phân có máu
  • Đau, sưng và đỏ ở tay chân
  • Tê hoặc ngứa ran bàn tay và bàn chân

Trong trường hợp nghiêm trọng, tăng tiểu cầu có thể gây ra cục máu đông ở bụng (hội chứng Budd-Chari), làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

Nguyên nhân

Nguyên nhân tăng tiểu cầu

Với trường hợp tăng tiểu cầu nguyên phát liên quan đến rối loạn tủy xương, nguyên nhân đứng sau vẫn còn là ẩn số. Mặc dù các chuyên gia đã phát hiện một số gen đóng vai trò sản xuất tiểu cầu bị đột biến. Hơn một nửa số người bị tăng tiểu cầu tiên phát có đột biến gen tên là JAK2. Các đột biến phổ biến khác ảnh hưởng đến gen này là CALR hoặc MPL. Vì sao có đột biến gen vẫn chưa được làm rõ.

Tiểu cầu tăng trong trường hợp nào? Trong trường hợp tăng tiểu cầu thứ phát, nguyên nhân khiến số lượng tiểu cầu quá cao có thể đến từ những vấn đề sau:

  • Thiếu máu tán huyết
  • Mất máu
  • Thiếu sắt
  • Rối loạn máu
  • Ung thư
  • Nhiễm trùng
  • Viêm như viêm khớp dạng thấp, sarcoidosis hoặc bệnh viêm ruột
  • Chấn thương
  • Suy thận
  • Sau phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật vùng bụng
  • Cắt bỏ lá lách do chấn thương
  • Điều trị thiếu hụt vitamin B12…

thuốc gây tăng tiểu cầu

Ngoài ra, tiểu cầu tăng khi nào thì một nguyên nhân khác là khi dùng thuốc. Tác dụng phụ của một số thuốc điều trị dưới đây cũng sẽ góp phần dẫn đến tình trạng tăng tiểu cầu:

Nguyên nhân tăng tiểu cầu ở trẻ em

Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân tăng tiểu cầu ở trẻ em thường là do quá trình phản ứng với các yếu tố nhiễm trùng, viêm mạn tính, thiếu sắt, tổn thương mô, tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc phẫu thuật. Nếu lo sợ không biết tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu thì bệnh nhân cần được thăm khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân chính xác gây tiểu cầu cao ở trẻ em.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tiểu cầu cao?

Tìm kiếm các tình trạng cơ bản (như thiếu máu do thiếu sắt, ung thư hoặc nhiễm trùng) có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Nếu không xác định được nguyên nhân thứ phát, bệnh nhân được coi là bị tăng tiểu cầu nguyên phát.

Một xét nghiệm máu để tìm gene JAK2 có thể chẩn đoán đa tiểu cầu. Tuy nhiên, chỉ khoảng 50% trường hợp người bệnh có loại gene này. Ngoài ra, một số dạng đột biến gene khác cũng có thể được tiến hành nhưng tỷ lệ chẩn đoán không cao.

Mặt khác, đôi khi bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm thêm sinh thiết tủy xương.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tăng tiểu cầu?

Điều trị tăng tiểu cầu phản ứng dựa vào các nguyên nhân cơ bản. Nếu nguyên nhân là một phẫu thuật gần đây hoặc một chấn thương gây ra mất máu đáng kể, tình trạng tiểu cầu tăng cao có thể chỉ là tạm thời. Nếu nguyên nhân là nhiễm trùng mạn tính hoặc viêm, số lượng tiểu cầu có thể cao cho đến khi tình trạng này được kiểm soát.

Trong hầu hết các trường hợp, số lượng tiểu cầu sẽ trở lại bình thường sau khi nguyên nhân cơ bản được giải quyết.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp bạn ngăn ngừa tình trạng tăng tiểu cầu?

cách phòng ngừa bệnh tăng tiểu cầu

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với tình trạng tiểu cầu tăng quá cao:

  • Ăn các thực phẩm lành mạnh: Chọn một chế độ ăn đa dạng giàu ngũ cốc, rau và trái cây và ít chất béo bão hòa; cố gắng tránh chất béo chuyển hóa.
  • Tăng hoạt động thể chất: Hãy dành ít nhất 30 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi ngày, như đi bộ nhanh hàng ngày, đi xe đạp hoặc bơi vài vòng.
  • Đạt được hoặc duy trì cân nặng bình thường: Thừa cân hoặc béo phì làm tăng áp lực tĩnh mạch ở xương chậu và chân, sẽ không tốt cho người dễ có cục máu đông như khi bị tăng tiểu cầu.
  • Bỏ thuốc lá tốt cho sức khỏe tổng thể.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến tình trạng tăng tiểu cầu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 21/12/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo