backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Suy buồng trứng sớm

Thông tin kiểm chứng bởi: Ban biên tập Hello Bacsi


Tác giả: Mạnh Thắng · Ngày cập nhật: 16/02/2024

Suy buồng trứng sớm

Tìm hiểu chung

Suy buồng trứng sớm là bệnh gì?

Suy buồng trứng sớm là tình trạng buồng trứng mất đi chức năng bình thường trước tuổi 40. Buồng trứng bị suy yếu sẽ không sản xuất đủ lượng hormone estrogen hoặc không rụng trứng thường xuyên, kết quả là dẫn đến bệnh vô sinh.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy buồng trứng sớm là gì?

Các triệu chứng phổ biến của bệnh suy buồng trứng sớm là:

  • Kinh nguyệt không đều hoặc bị mất (vô kinh) xuất hiện trong vài năm hoặc sau khi mang thai, ngừng uống thuốc tránh thai;
  • Nóng bên trong;
  • Đổ mồ hôi đêm;
  • Khô âm đạo;
  • Khó chịu hoặc khó tập trung;
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

    Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

    Nguyên nhân gây bệnh

    Nguyên nhân nào gây ra bệnh suy buồng trứng sớm?

    Yếu tố di truyền hoặc vấn đề với hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể là nguyên nhân gây bệnh ở một số phụ nữ. Trong rối loạn hệ thống miễn dịch, các tế bào có thể tấn công các mô của chính cơ thể đó, trong trường hợp này, đối tượng tấn công là buồng trứng.

    Nguy cơ mắc phải

    Những ai thường mắc phải bệnh suy buồng trứng sớm?

    Tình trạng sức khỏe này là khá hiếm và chỉ 1/100 phụ nữ dưới 40 tuổi là có nguy cơ mắc phải bệnh này. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

    Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy buồng trứng sớm?

    Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy buồng trứng sớm, chẳng hạn như:

    • Tuổi tác. Nguy cơ suy buồng trứng xuất hiện nhiều trong độ tuổi từ tuổi 35 đến 40 tuổi;
    • Bệnh sử gia đình. Nếu trong gia đình có người từng mắc bệnh suy buồng trứng sớm thì bạn có nguy cơ mắc bệnh.

    Điều trị hiệu quả

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh suy buồng trứng sớm?

    Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm vật lý và hỏi bạn về tình trạng sức khỏe, chu kỳ kinh nguyệt, có tiền sử bị nhiễm độc tố không, chẳng hạn như hóa trị hoặc xạ trị, gây thiệt hại trực tiếp đến các nang trứng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể tiến hành một hoặc nhiều xét nghiệm: thử thai, xét nghiệm FSH, kiểm tra nồng độ estrogen, xét nghiệm prolactin, xét nghiệm nhiễm sắc thể và gen FMR1.

    Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh suy buồng trứng sớm?

    Điều trị suy buồng trứng sớm thường tập trung vào các vấn đề nảy sinh từ sự thiếu hụt estrogen. Bác sĩ có thể đề nghị 2 phương pháp sau:

    • Liệu pháp estrogen;
    • Bổ sung vitamin D.

    Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh suy buồng trứng sớm?

    Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

    • Tìm hiểu về giải pháp thay thế cho việc sinh con. Nếu bạn muốn có con, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các phương pháp như thụ tinh trong ống nghiệm bằng trứng của người cho hoặc nhận con nuôi;
    • Tham khảo ý kiến bác sĩ về các biện pháp tránh thai tốt nhất. Một tỷ lệ nhỏ phụ nữ bị suy buồng trứng sớm là do thụ thai tự nhiên. Nếu bạn không muốn có con, hãy xem xét việc sử dụng các biện pháp ngừa thai;
    • Giữ cho xương khỏe mạnh. Những người phụ nữ không sản xuất đủ hormone estrogen có nguy cơ mắc bệnh loãng xương, vì vậy cần phải ăn thức ăn giàu canxi, tập thể dục và tránh hút thuốc để giữ cho xương chắc khỏe.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Thông tin kiểm chứng bởi:

    Ban biên tập Hello Bacsi


    Tác giả: Mạnh Thắng · Ngày cập nhật: 16/02/2024

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo