backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Sán lá phổi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 27/10/2020

Sán lá phổi

Tìm hiểu chung

Sán lá phổi là bệnh gì?

Sán lá phổi là bệnh nhiễm trùng do giun ký sinh khi bạn ăn phải cua hoặc tôm càng chưa nấu chín. Bệnh sán lá phổi có thể gây bệnh giống như viêm phổi hoặc viêm dạ dày ruột. Nhiễm trùng có thể kéo dài trong nhiều năm.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sán lá phổi là gì?

Bệnh sán lá phổi không gây ra triệu chứng khi mới bị nhiễm. Nhiều người bị bệnh sán lá phổi không bao giờ gặp bất kỳ triệu chứng nào. Khi các triệu chứng của bệnh sán lá phổi xảy ra, chúng bắt đầu từ vị trí và hoạt động của giun trong cơ thể (thay đổi theo thời gian).

Trong tháng đầu tiên hoặc hơn, sau khi một người bị nhiễm, giun gây bệnh sán lá phổi di chuyển xuống bụng, gây ra các triệu chứng có thể bao gồm:

Giun gây bệnh sau đó đi từ bụng đến ngực và gây ra các triệu chứng hô hấp, chẳng hạn như:

  • Ho;
  • Khó thở;
  • Đau ngực (nặng hơn khi thở sâu hoặc ho).
  • Nếu không điều trị, bệnh sán lá phổi sẽ trở thành mạn tính và kéo dài trong nhiều thập kỷ.

    Triệu chứng mạn tính của bệnh sán lá phổi thường gặp nhất là ho có đờm lẫn máu (ho ra máu) xuất hiện và hết một cách tự nhiên. Triệu chứng của bệnh sán lá phổi mạn tính khác có thể bao gồm:

    U ở da vùng bụng hoặc chân xuất hiện và hết một cách tự nhiên theo thời gian.

    Một số người bị bệnh sán lá phổi mạn tính không có triệu chứng đáng chú ý nào.

    Dưới 1% những người bị bệnh sán lá phổi sẽ gặp tình trạng giun lây nhiễm đến não. Các triệu chứng có thể bao gồm:

    Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

    Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

    Nguyên nhân gây bệnh

    Nguyên nhân nào gây ra bệnh sán lá phổi?

    Bệnh sán lá phổi là do bị nhiễm phải giun dẹp, sán lá hay sán lá phổi vì nó thường nhiễm vào phổi. Thông thường, nhiễm trùng xảy ra sau khi ăn cua chưa nấu chín hoặc tôm càng mang sán chưa trưởng thành. Khi bạn ăn phải, giun trưởng thành và phát triển bên trong cơ thể. Qua nhiều tháng, giun lây lan qua đường ruột và bụng, xâm nhập vào cơ hoành để vào phổi. Khi vào bên trong phổi, giun đẻ trứng và có thể tồn tại trong nhiều năm, gây ra bệnh sán lá phổi mạn tính (dài hạn).

    Hầu hết các trường hợp nhiễm sán lá phổi xảy ra ở châu Á, Tây Phi và Nam, Trung Mỹ.

    Nguy cơ mắc phải

    Những ai thường mắc phải bệnh sán lá phổi?

    Bệnh sán lá phổi này rất thường gặp nhưng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

    Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sán lá phổi?

    Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắcbệnh sán lá phổi bao gồm:

    • Đi du lịch hoặc sinh sống ở các nước đang phát triển và các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines và Thái Lan, châu Phi, miền Trung và Nam Mỹ;
    • Thường xuyên ăn cua hoặc tôm.

    Điều trị hiệu quả

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh sán lá phổi?

    Chẩn đoán bệnh sán lá phổi có thể khó khăn và trễ, vì các triệu chứng thường nhẹ và giống với các bệnh khác.

    Thông thường, một người có triệu chứng phải thực hiện nhiều xét nghiệm để chẩn đoán. Khám lâm sàng và các xét nghiệm để chẩn đoán bao gồm:

    • Bệnh án. Thông qua bệnh án và thói quen ăn tôm cua, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh;
    • Khám lâm sàng. Tiếng thở bất thường hoặc bụng nhạy cảm khi khám ngực và bụng sẽ giúp chỉ ra dấu hiệu bất thường để xét nghiệm bổ sung;
    • Xét nghiệm máu. Số lượng bạch cầu đặc hiệu tăng cao có thể là dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng. Kháng thể chống lại sán có thể hiện diện trong máu;
    • Soi đờm. Quá trình kiểm tra đờm dưới kính hiển vi có thể phát hiện trứng sán;
    • X-quang phổi. Phương pháp này sẽ phát hiện được nốt (điểm) trong phổi, vùng rỗng (nang hoặc hốc) hoặc chất dịch xung quanh phổi (tràn dịch màng phổi) nếu có;
    • Chụp cắt lớp vi tính. Phương pháp này sẽ hiển thị chi tiết hơn hình ảnh của phổi so với chụp X-quang. Ngoài ra, chụp cắt lớp vi tính phần đầu hoặc bụng có thể cho thấy dấu hiệu bất thường nếu sán lá phổi lây nhiễm đến não hoặc gan;
    • Chụp cộng hưởng từ. Phương pháp này giúp xác định nang hoặc phù não do bệnh sán lá phổi gây ra;
    • Nội soi phế quản. Bác sĩ sẽ luồn một ống nội soi (ống mềm với một máy ảnh trên đầu) qua mũi hoặc miệng vào phổi để thu thập sán hoặc trứng sán từ các mẫu dịch phổi. Quan sát dưới kính hiển vi sẽ có thể phát hiện được sán hoặc trứng sán;
    • Chọc hút. Bác sĩ sẽ đâm một cây kim xuyên qua thành ngực để lấy mẫu dịch xung quanh phổi (tràn dịch màng phổi) nếu có;
    • Soi phân. Quan sát mẫu phân dưới kính hiển vi có thể phát hiện được trứng sán.

    Bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh sán lá phổi khi tìm thấy trứng sán trong đờm hoặc phân của người bị nhiễm nhưng sán có thể không đẻ trứng cho đến hai tháng sau khi bị nhiễm, điều đó làm cho việc chẩn đoán sớm trở nên khó khăn.

    Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh sán lá phổi?

    Trong phần lớn trường hợp, bệnh sán lá phổi có thể được chữa khỏi bằng thuốc chống ký sinh trùng. Khuyến cáo điều trị là thuốc praziquantel (Biltricide®), uống ba lần mỗi ngày, trong hai ngày.

    Trong trường hợp hiếm, khi bệnh sán lá phổi ảnh hưởng đến não thì phương pháp điều trị bao gồm thuốc chống động kinh hoặc phẫu thuật để làm giảm phù não.

    Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh sán lá phổi?

    Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

    Bạn không được ăn cua hoặc tôm càng sống nước ngọt mà hãy nấu chín ở nhiệt độ ít nhất là 145°F (~63°C). Khách du lịch được khuyến cáo tránh ăn các món ăn truyền thống có động vật giáp xác nước ngọt chưa chín.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 27/10/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo