backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Sái khớp háng

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Tìm hiểu chung

Sái khớp háng là bệnh gì?

Sái khớp háng là một dạng chấn thương háng. Tình trạng này xảy ra khi cơ bên trong đùi và vùng háng bị một lực tác dụng mạnh hoặc đột ngột dẫn đến các cơ này bị căng quá mức hoặc thậm chí bị rách. Sái khớp háng sẽ gây đau và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và di chuyển của bạn.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của sái khớp háng là gì?

Các triệu chứng cho thấy bạn bị sái khớp háng bao gồm:

  • Đau ở vùng trong của đùi hoặc vùng xung quanh háng;
  • Đau khi bạn khép chân hoặc duỗi chân ra;
  • Đau khi đi bộ;
  • Đùi và vùng xung quanh háng có thể bị cứng hoặc bầm tím.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn cảm thấy sưng tấy và đau ở vùng đùi trong hoặc vùng gần háng hoặc bất kỳ triệu chứng nào kể trên. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra sái khớp háng?

Nguyên nhân làm sái khớp háng là cơ đùi trong bị căng quá mức dẫn đến rách cơ. Chạy, nhảy, thay đổi hướng chạy quá gấp, bắt đầu hoặc dừng tập luyện đột ngột cũng có thể gây căng cơ. Ngoài ra, các trường hợp như sử dụng cơ quá nhiều, cơ bị đập vào bởi vật gì đó và hoạt động quá mức cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bị sái khớp háng.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải sái khớp háng?

Bất cứ ai cũng có thể bị sái khớp háng nhưng bệnh thường phổ biến ở những người chơi các môn thể thao cần phải chạy nhiều hoặc nhảy nhiều như điền kinh, bóng đá, bóng rổ… Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc sái khớp háng?

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc sái khớp háng có thể là:

  • Bạn từng bị chấn thương các vùng gần đó;
  • Chạy nhảy, vận động quá nhiều;
  • Dừng tập luyện đột ngột.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán sái khớp háng?

Các bác sĩ dựa trên triệu chứng, khám lâm sàng và bệnh sử để chẩn đoán. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang để xem thử xương có bị ảnh hưởng không. Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể sẽ được thực hiện để việc chẩn đoán có kết quả tốt hơn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị sái khớp háng?

Điều trị sái khớp háng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Thông thường, bạn sẽ tự hồi phục mà không cần phải thực hiện các phương pháp điều trị phức tạp. Bạn có thể chườm đá trong 15 đến 20 phút, bốn lần mỗi ngày, cho đến khi hết sưng và đau. Bạn cũng có thể giảm sưng bằng cách sử dụng một băng đàn hồi xung quanh đùi trên. Nếu cơn đau dai dẳng, bạn có thể dùng các loại thuốc chống viêm không kê toa (ibuprofen, aspirin) hoặc các loại thuốc khác (acetaminophen) để giảm đau. Ngoài ra, bạn cũng có thể kê cao gối khi ngủ để cảm thấy dễ chịu hơn.

Sau khi hết sưng, các bài tập kéo căng và tăng cường sức cơ rất quan trọng. Các bài tập này gồm kéo căng cơ khép, căng gân kheo, nằm nghiêng nâng chân và nâng thẳng chân. Bạn cũng cần hạn chế vận động mạnh để tránh làm cho cơn đau tồi tệ hơn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của sái khớp háng?

Để hạn chế diễn tiến của bệnh sái khớp háng bạn cần:

  • Chườm nước đá và gác chân cao để giảm sưng;
  • Tập bài tập để giúp cơ khép trở nên mạnh hơn, luôn luôn khởi động trước tập thể thao;
  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ;
  • Học và sử dụng các trang thiết bị và dụng cụ thể thao đúng cách.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo