backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Rụng tóc từng mảng

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 04/07/2019

Rụng tóc từng mảng

Tìm hiểu chung

Rụng tóc từng mảng là tình trạng gì?

Rụng tóc từng mảng là một bệnh da mắc phải mà có thể ảnh hưởng đến tất cả các vùng da có lông và tóc. Đặc điểm của bệnh này là khu trú thành những vùng rụng tóc không để lại sẹo. Rụng tóc từng mảng đôi khi kết hợp với các tình trạng y khoa bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Thông thường tóc mọc lại tự nhiên ở các vùng đã bị rụng tóc.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của rụng tóc từng mảng?

Các triệu chứng phổ biến của rụng tóc từng mảng là:

  • Rụng tóc không đều: bắt đầu xuất hiện một hoặc nhiều đốm mịn có kích thước bằng đồng xu nhỏ và tròn, nơi có tóc trước đây. Lúc đầu, bạn có thể nhận thấy tóc rụng trên gối hoặc trong phòng tắm. Rụng tóc xảy ra chủ yếu trên da đầu nhưng nó có thể xảy ra với lông mày, lông mi, râu – bất kỳ vùng da nào có lông hoặc tóc. Các mảng rụng sẽ khác nhau về kích thước.
  • Lông tóc hình “dấu chấm than”: thường có một vài sợi lông ngắn bên trong hoặc rìa mảng mất tóc. Những sợi lông thu nhỏ ở phần dưới trông giống như một dấu chấm than.
  • Rụng tóc lan rộng: với thời gian, một số bệnh nhân sẽ bị hói. Một số người bị rụng tất cả lông trên cơ thể nhưng các trường hợp này không phổ biến. Mảng rụng tóc lớn ở mặt sau của da đầu cũng hiếm gặp.
  • Các vấn đề về móng: rụng tóc từng mảng có thể ảnh hưởng đến móng tay và móng chân của bạn. Móng tay có thể có các vết lõm nhỏ (rỗ). Chúng cũng có thể có đốm trắng hoặc đường kẻ. Móng thô, mất độ bóng hoặc trở nên mỏng và chẻ đôi. Hiếm khi các móng thay đổi hình dạng hoặc rụng đi. Đôi khi, những thay đổi ở móng là dấu hiệu đầu tiên của rụng tóc từng mảng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra rụng tóc từng mảng?

Rụng tóc từng mảng gây ra do sự bất thường trong hệ thống miễn dịch. Sự bất thường cụ thể này dẫn đến tự miễn dịch, là tình trạng mà hệ thống miễn dịch hoạt động sai lệch có xu hướng tấn công chính cơ thể của mình. Kết quả là, hệ thống miễn dịch tấn công các mô cụ thể của cơ thể. Trong rụng tóc từng mảng không rõ lý do, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các nang tóc và phá vỡ hình thái tóc bình thường. Sinh thiết vùng da bị ảnh hưởng cho thấy các tế bào miễn dịch lympho xâm nhập vào chân các nang tóc. Rụng tóc từng mảng đôi khi kết hợp với các tình trạng bệnh tự miễn khác như bệnh tuyến giáp, bệnh bạch biến, bệnh lupus, viêm khớp dạng thấpviêm loét đại tràng. Việc chẩn đoán hoặc điều trị các bệnh này dường như không ảnh hưởng đến quá trình rụng tóc từng mảng. Đôi khi, rụng tóc từng mảng xảy ra với nhiều thành viên trong gia đình, do yếu tố gen.

Nguy cơ mắc phải

Mức độ phổ biến của rụng tóc từng mảng?

Rụng tóc từng mảng là tình trạng phổ biến. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai không phân biệt tuổi tác và giới tính, mặc dù hầu hết các trường hợp xảy ra trước 30 tuổi. Nữ và nam giới đều bị ảnh hưởng như nhau. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc rụng tóc từng mảng?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ rụng tóc từng mảng như:

  • Lịch sử gia đình có tình trạng này.
  • Từng mắc rụng tóc từng mảng khi ở độ tuổi thiếu niên (trước tuổi dậy thì) hoặc kéo dài hơn một năm.
  • Bản thân có bệnh tự miễn.
  • Bị bệnh dị ứng.
  • Rụng tóc rất nhiều.
  • Móng tay và móng chân có màu sắc, hình dạng, kết cấu bất thường.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán rụng tóc từng mảng?

Rụng tóc từng mảng được chẩn đoán thông qua bệnh sử và thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ hỏi về vấn đề rụng tóc, kiểm tra mô hình rụng tóc và da đầu của bạn. Bác sĩ có thể thử kéo nhẹ hoặc nhổ vài sợi lông hoặc tóc.

Nếu lý do rụng tóc của bạn không rõ ràng, bác sĩ có thể làm các xét nghiệm sau để kiểm tra những tình trạng sức khỏe có thể gây ra rụng tóc:

  • Phân tích tóc. Bác sĩ sẽ lấy mẫu tóc và kiểm tra nó dưới kính hiển vi. Đôi khi, bác sĩ cũng sẽ lấy một mảng da đầu để kiểm tra.
  • Xét nghiệm máu, trong đó có thử nghiệm cho một số tình trạng bệnh cụ thể như hoạt động của tuyến giáp (cường giáp hoặc suy giáp).

Những phương pháp nào dùng để điều trị rụng tóc từng mảng?

Do tóc thường mọc trở lại trong vòng một năm, bạn có thể quyết định không cần điều trị cho tình trạng này.

Nếu chọn cách không điều trị và chờ cho tóc mọc trở lại, bạn có thể cần đến:

  • Tóc giả. Đội tóc giả bằng cách khâu hoặc bện tóc giả dài vào tóc hiện có, không được khuyến khích vì nó có thể gây rụng tóc vĩnh viễn.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc và kỹ thuật tạo kiểu nhất định. Sản phẩm chăm sóc tóc hoặc uốn tóc có thể làm cho tóc nhìn dày hơn. Thuốc nhuộm có thể được sử dụng để nhuộm da đầu. Nhưng uốn tóc hoặc sử dụng thuốc nhuộm quá nhiều có thể dẫn đến rụng tóc nhiều hơn nữa.

Điều trị phổ biến nhất dành cho rụng tóc từng mảng là tiêm corticoid vào da đầu hoặc da, khoảng 1cm, mỗi 4-6 tuần.

Trẻ em và một số người lớn có thể được bôi corticosteroid lên chỗ da bị ảnh hưởng.

Minoxidil (Rogaine) có thể được sử dụng cùng với corticoide dùng tại chỗ.

Anthralin là một thuốc mỡ có thể giúp tóc mọc trở lại. Nó trông giống như hắc ín, có thể gây kích ứng da và để lại vết trên da. Vì vậy, anthralin chỉ dùng để bôi lên các mảng da đầu bị rụng tóc trong một thời gian ngắn và sau đó được rửa sạch. Có thể mất hơn 2 tháng để tóc mới mọc trở lại.

Liệu pháp miễn dịch tiếp xúc gây ra phản ứng dị ứng trên da đầu có thể giúp làm mọc tóc. Một loại thuốc được bôi lên da đầu mỗi tuần một lần. Thuốc này kích thích da đầu, làm da đỏ và có vảy. Tóc có thể mọc trong vòng 3 tháng sau khi bắt đầu điều trị. Tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch tiếp xúc bao gồm phát ban nặng (viêm da tiếp xúc) và các hạch bạch huyết sưng to, đặc biệt ở cổ.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của rụng tóc từng mảng?

Các phương pháp điều trị truyền thống cho rụng tóc rất hạn chế, các nghiên cứu hỗ trợ điều trị tự nhiên cho rụng tóc thậm chí còn ít hơn.

Có một số người khuyên nên xát hành tây, tỏi, nước trái cây, trà xanh mát, dầu hạnh nhân, dầu hương thảo, mật ong hoặc nước cốt dừa lên da đầu. Các cách này không gây hại nhưng cũng không mang lại hiệu quả.

Một số người chuyển sang các phương pháp điều trị thay thế như châm cứu và hương liệu, song có rất ít bằng chứng cho thấy chúng hiệu quả.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

HelloBacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 04/07/2019

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo