backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Rối loạn trí nhớ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Mạnh Thắng · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Rối loạn trí nhớ

Tìm hiểu chung

Rối loạn trí nhớ là bệnh gì?

Rối loạn trí nhớ là kết quả của việc cấu trúc hệ thần kinh bị tổn thương, gây cản trở việc lưu trữ, duy trì và hồi ức của ký ức. Rối loạn trí nhớ có thể trở nên nghiêm trọng hơn, ví dụ như bệnh Alzheimer.

Một số mức độ của các vấn đề về trí nhớ, cũng như cho kỹ năng tư duy bị suy giảm ít nhiều, là một phần khá phổ biến của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa những thay đổi bình thường trong trí nhớ và các loại hình mất trí nhớ liên quan đến bệnh Alzheimer và các rối loạn liên quan. Bên cạnh đó, một số vấn đề về trí nhớ là kết quả của việc điều trị bệnh.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn trí nhớ là gì?

Các triệu chứng phổ biến của rối loạn trí nhớ là:

  • Bịa chuyện (bịa ra một kí ức nào đó hoặc sắp xếp các kí ức thật không đúng trình tự);
  • Nhầm lẫn;
  • Phiền muộn;
  • Xử lý khó khăn các công việc hàng ngày, chẳng hạn như giữ cân bằng chi tiêu, đặt hẹn hoặc chuẩn bị bữa ăn;
  • Quên mất mọi người, sự kiện trước đây đã được biết đến;
  • Mất phương hướng và đặt sai đồ vật;
  • Khó khăn trong việc làm theo một chỉ dẫn nào đó hoặc làm một công việc quen thuộc;
  • Cáu gắt;
  • Khó khăn về ngôn ngữ như là lặp từ hoặc khó nhớ một từ;
  • Rối loạn thần kinh (ví dụ như run, cử động không phối hợp);
  • Hiệu suất kém với các bài kiểm tra trí nhớ;
  • Lặp đi lặp lại những câu chuyện và/hoặc câu hỏi giống nhau.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây bệnh rối loạn trí nhớ?

Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn trí nhớ bao gồm:

  • Thuốc. Một số loại thuốc nhất định hoặc việc kết hợp của các loại thuốc có thể là nguyên nhân gây bệnh;
  • Chấn thương nhẹ ở đầu. Chấn thương đầu từ ngã hoặc tai nạn, thậm chí là một chấn thương gây bất tỉnh có thể gây ra các vấn đề trí nhớ;
  • Trầm cảm hay các rối loạn sức khỏe tâm thần khác. Căng thẳng, lo âu hay trầm cảm có thể là lý do gây ra lãng quên, lú lẫn, khó tập trung và các vấn đề khác làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày;
  • Nghiện rượu. Nghiện rượu mạn tính có thể làm suy giảm nghiêm trọng khả năng tinh thần. Rượu cũng có thể gây mất trí nhớ bằng cách tương tác với các loại thuốc;
  • Thiếu hụt vitamin B12. Vitamin B12 giúp duy trì các tế bào thần kinh khỏe mạnh và các tế bào máu đỏ. Thiếu hụt vitamin B12 là tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi và có thể gây ra các vấn đề trí nhớ;
  • Suy giáp. Tuyến giáp kém (suy giáp) làm chậm quá trình xử lý các chất dinh dưỡng để tạo ra năng lượng cho tế bào (trao đổi chất). Vì vậy, bệnh này có thể dẫn đến lãng quên và các vấn đề suy nghĩ khác;
  • Các khối u. Một khối u trong não có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ hoặc các triệu chứng khác giống như chứng mất trí nhớ.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh rối loạn trí nhớ?

Rối loạn trí nhớ là tình trạng sức khỏe này rất phổ biến, thường ảnh hưởng đến người cao tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh rối loạn trí nhớ?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây rối loạn trí nhớ, chẳng hạn như:

  • Chấn thương não (ví dụ như phẫu thuật, chấn thương đầu);
  • Cú đánh vào đầu;
  • Sử dụng quá nhiều rượu;
  • Suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) bao gồm huyết áp cao (tăng huyết áp) và bệnh tiểu đường;
  • Những người có trình độ học vấn, tình trạng thể chất, tinh thần và xã hội ở mức thấp;
  • Những người có đột biến gen APOE (apolipoprotein E) cũng mắc nguy cơ cao hơn phát triển các vấn đề về mất trí nhớ.
  • Điều trị hiệu quả

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

    Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh rối loạn trí nhớ?

    Đầu tiên, bác sĩ sẽ thu thập tất cả các thông tin về bệnh sử của bạn, bao gồm sử dụng thuốc theo toa và các loại thuốc tự mua, chế độ ăn uống, các vấn đề sức khỏe trong quá khứ và tình trạng sức khỏe nói chung. Bởi vì việc chẩn đoán chính xác phụ thuộc vào việc nhớ lại những chi tiết chính xác, các bác sĩ cũng có thể yêu cầu một thành viên gia đình để biết thông tin về người bệnh.

    Xét nghiệm máu và nước tiểu có thể được thực hiện để giúp các bác sĩ tìm ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

    Ngoài ra, còn có các bài kiểm tra về khả năng tinh thần (các xét nghiệm về trí nhớ, giải quyết vấn đề, đếm và ngôn ngữ).

    Chụp CT scan não có thể giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân. Chụp CT cũng có thể cho thấy dấu hiệu của sự thay đổi giữa độ tuổi đến não bộ. Chụp CT có thể được thực hiện thêm vào ngày tiếp đó để xem nếu có những thay đổi hơn nữa trong não của bạn.

    Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rối loạn trí nhớ?

    Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể cảm thấy là thuận nghịch với phương pháp điều trị, ví dụ như mất trí nhớ do sử dụng thuốc có thể giải quyết bằng cách thay đổi trong thuốc. Bổ sung dinh dưỡng có thể hữu ích đối với mất trí nhớ do sự thiếu hụt dinh dưỡng. Bên cạnh đó, điều trị trầm cảm có thể hữu ích cho chứng mất trí nhớ khi trầm cảm là một yếu tố. Trong một số trường hợp với một bệnh nhân bị đột quỵ, điều trị có thể giúp họ nhớ lại cách làm thế nào để làm một số công việc như đi lại hoặc buộc dây giày.

    Việc xử lý cụ thể với từng tình trạng là cần thiết cho những người có chứng rối loạn trí nhớ, ví dụ như các loại thuốc sẵn có để điều trị các vấn đề trí nhớ liên quan đến bệnh Alzheimer và các loại thuốc để giúp hạ huyết áp có thể giúp giảm nguy cơ tổn thương não ở chứng mất trí nhớ có liên quan đến huyết áp cao.

    Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn trí nhớ?

    Các lối sống và biện pháp khắc phục sau có thể giúp bạn đối phó với rối loạn trí nhớ:

    • Tăng cường các thói quen và sở thích, tham gia vào các hoạt động kích thích cả tâm trí và cơ thể;
    • Hãy chú ý đến thể dục và tập luyện lâu dài cũng giúp giữ trạng thái tinh thần khỏe mạnh;
    • Hạn chế việc sử dụng đồ uống có cồn hoặc tốt nhát là bỏ nó, bởi vì uống rượu nhiều có thể gây tổn thương vĩnh viễn đến não.

    Nhiều người cảm thấy việc lên các kế hoạch và nhiệm vụ; làm danh sách “những thứ để làm’ và sử dụng các ghi chú, lịch cụng như công cụ hỗ trợ trí nhớ khác rất hữu ích. Họ cũng có thể nhớ những điều tốt hơn bởi tinh thần kết nối chúng với những ý nghĩa khác, chẳng hạn như một cái tên quen thuộc, bài hát hoặc một dòng từ bài thơ.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Mạnh Thắng · Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo