backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Rối loạn cực khoái

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Mạnh Thắng · Ngày cập nhật: 15/09/2020

Rối loạn cực khoái

Tìm hiểu chung

Chứng rối loạn cực khoái là gì?

Chứng rối loạn cực khoái là một tình trạng xảy ra khi một người khó đạt cực khoái, ngay cả khi đang có kích thích tình dục. Khi xảy ra ở phụ nữ, bệnh được gọi là rối loạn cực khoái nữ. Tương tự, nam giới cũng có thể gặp rối loạn cực khoái nhưng ít phổ biến hơn.

Cực khoái là cảm giác căng thẳng phóng thích trong quá trình kích thích tình dục. Chúng có thể khác nhau về cường độ, thời gian và tần suất. Cực khoái có thể xảy ra khi kích thích tình dục ít, nhưng đôi khi cần kích thích nhiều hơn. Chứng rối loạn cực khoái còn được gọi là cực khoái giả hoặc rối loạn chức năng phụ nữ.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn cực khoái là gì?

Dấu hiệu và triệu chứng chính của rối loạn cực khoái là không có khả năng đạt được đỉnh điểm khi hoạt động tình dục. Bệnh có một số dấu hiệu thông thường khác như có cực khoái không đạt yêu cầu hoặc mất nhiều thời gian hơn bình thường. Phụ nữ mắc rối loạn cực khoái có thể gặp khó khăn để đạt được cực khoái trong suốt quá trình quan hệ tình dục hoặc thủ dâm.

Người ta phát hiện ra rằng có bốn loại rối loạn cực khoái:

  • Rối loạn cực khoái nguyên phát: là tình trạng chưa bao giờ đạt được cực khoái;
  • Rối loạn cực khoái thứ phát: là tình trạng gặp khó khăn trong việc đạt cực khoái, ngay cả khi đã có một lần trước đó;
  • Rối loạn cực khoái tình huống: là loại phổ biến nhất của rối loạn cực khoái, xảy ra khi bạn chỉ có thể đạt cực khoái trong những tình huống cụ thể, chẳng hạn như quan hệ tình dục bằng miệng hoặc thủ dâm;
  • Rối loạn cực khoái chung: là tình trạng mà bạn không thể đạt được cực khoái dưới bất kỳ hoàn cảnh nào, ngay cả khi bạn bị kích thích cao độ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này tồi tệ hơn và ngăn chặn việc cấp cứu y tế, vì vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra chứng rối loạn cực khoái?

Nguyên nhân của rối loạn cực khoái là hoàn toàn khác nhau ở mỗi người, do đó, khó có thể xác định nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh. Phụ nữ có khuynh hướng gặp rối loạn cực khoái do các yếu tố thể chất, tinh thần hoặc tâm lý. Các yếu tố đóng góp có thể bao gồm:

  • Tuổi cao;
  • Mắc một số bệnh như tiểu đường;
  • Tiền sử phẫu thuật phụ khoa, chẳng hạn như phẫu thuật cắt tử cung;
  • Sử dụng một số thuốc nhất định, đặc biệt là các chất ức chế serotonin có chọn lọc (SSRIs) gây trầm cảm;
  • Tín ngưỡng văn hóa hay tôn giáo;
  • Xấu hổ hoặc nhút nhát;
  • Mắc tội về hoạt động tình dục;
  • Tiền sử bị lạm dụng tình dục;
  • Điều kiện sức khỏe tâm thần, như trầm cảm hoặc lo lắng;
  • Căng thẳng;
  • Lòng tự trọng;
  • Các vấn đề quan hệ, chẳng hạn như các xung đột chưa được giải quyết hoặc thiếu lòng tin.

Đôi khi, sự kết hợp của những yếu tố này có thể làm cho đạt được cực khoái khó khăn hơn.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải chứng rối loạn cực khoái?

Nhiều phụ nữ gặp khó khăn trong việc đạt được cực khoái với bạn tình, ngay cả sau khi bị kích thích tình dục cao. Trên thực tế, rối loạn cực khoái ảnh hưởng đến khoảng 1/3 phụ nữ trên thế giới.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn cực khoái?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Tiền sử bị lạm dụng tình dục hoặc hãm hiếp;
  • Chán nản trong hoạt động tình dục hoặc trong mối quan hệ;
  • Mệt mỏi, căng thẳng hoặc trầm cảm;
  • Thiếu kiến thức về hoạt động tình dục;
  • Cảm xúc tiêu cực về tình dục (thường được học khi còn nhỏ hay ở tuổi thiếu niên);
  • Nhút nhát hoặc bối rối khi động chạm đến tay chân.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kĩỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán chứng rối loạn cực khoái?

Nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh này, bác sĩ sẽ khám sức khỏe và đặt câu hỏi về tiền sử tình dục của bạn. Điều này có thể cho biết bất kỳ nguyên nhân cơ bản nào của chứng rối loạn cực khoái và có thể giúp xác định các yếu tố khác gây ra bệnh.

Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một bác sĩ phụ khoa để theo dõi. Bác sĩ phụ khoa chuyên về sức khỏe của phụ nữ có thể khuyên bạn nên dùng một số phương pháp điều trị khác.

Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng rối loạn cực khoái?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn cực khoái, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị. Bạn có thể cần phải:

  • Điều trị bất kỳ loại bệnh cơ bản nào;
  • Đổi thuốc chống trầm cảm;
  • Có liệu pháp hành vi nhận thức hoặc liệu pháp tình dục;
  • Tăng sự kích thích trong khi thủ dâm và quan hệ tình dục;
  • Tư vấn đối với cặp vợ chồng. Bác sĩ sẽ giúp bạn và bạn đời giải quyết một số bất đồng hoặc xung đột cả trong mối quan hệ lẫn trong phòng ngủ;
  • Liệu pháp dùng hormone estrogen có thể được sử dụng giúp tăng ham muốn tình dục hoặc tăng lượng máu chảy vào cơ quan sinh dục để tăng độ nhạy cảm.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng rối loạn cực khoái?

Chứng rối loạn cực khoái có thể gây phiền toái cho bạn và bạn đời. Thêm vào đó, chỉ tập trung vào cực khoái có thể làm cho vấn đề tồi tệ hơn.

Hầu hết các cặp vợ chồng đều không thử các kiểu quan hệ giống như trên tivi và trong phim. Vì vậy, cố gắng kỳ vọng lại và tập trung vào làm vui cả hai, thay vì chỉ nhằm vào việc cực khoái. Bạn có thể thấy có niềm vui lâu dài cũng giống như đạt cực khoái.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Mạnh Thắng · Ngày cập nhật: 15/09/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo