backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Nốt sần và polyp dây thanh quản

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 27/08/2020

    Nốt sần và polyp dây thanh quản

    Nốt sần và polyp thanh quản được xếp vào nhóm bệnh lành tính. Mặc dù phần lớn trường hợp, tình trạng này không gây nên bất kỳ vấn đề nguy hiểm nào nhưng giọng nói của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Tùy vào kích cỡ của polyp và nốt sần mà bạn có thể khàn giọng hoặc đổi giọng hoàn toàn. 

    Nốt sần và polyp thanh quản là gì?

    Sự phát triển của nốt sần trên dây thanh quản là hệ quả của tình trạng nói quá nhiều dẫn đến tổn thương. Những u nhỏ lành tính này có vẻ ngoài chai sần và đôi khi, sự xuất hiện chúng có thể cảnh báo về vấn đề bất thường ở mao mạch. 

    Theo bác sĩ, nốt sần dây thanh quản dễ hình thành ở phụ nữ trong độ tuổi 20 – 50. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng bệnh vẫn có thể xảy ra ở nam giới và trẻ nhỏ.

    Trong khi đó, so với nốt sần, polyp thanh quản có kích thước lớn hơn và bề mặt nhẵn bóng. Chúng thường có màu đỏ hồng do được phân bổ nhiều mao mạch. Bên cạnh đó, polyp có thể hình thành trên một hoặc cả hai dây thanh âm. 

    Nhận biết triệu chứng của nốt sần và polyp thanh quản

    Dây thanh quản bị tổn thương do nốt sần và polyp có thể dẫn đến một số biểu hiện bất thường như sau, bao gồm: 

    • Thanh âm khàn khàn hoặc chói tai gây khó chịu cho người nghe
    • Giọng nói mang theo âm rít, thô ráp
    • Nghe rõ tiếng thở khi người bệnh nói chuyện
    • Mất quãng giọng
    • Cảm giác nghẹn trong cổ họng
    • Dễ bị hụt hơi khi nói
    • Đau ở cổ hoặc mang tai
    • Mất giọng
    • Thường xuyên ho hoặc hắng giọng (tằng hắng) trong lúc nói
    • Mệt mỏi toàn thân

    Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

    Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào về tình trạng sức khỏe này, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

    Nguyên nhân nào gây ra nốt sần và polyp dây thanh quản?

    Tổn thương giọng nói và sử dụng giọng nói không đúng cách là nguyên nhân chủ yếu hình thành các nốt sần trên dây thanh quản. Nguyên nhân hình thành polyp thanh quản cũng tương tự. Bên cạnh đó, sự hiện diện của những u nhỏ nhẵn bóng này còn có thể đến từ:

    Tổn thương giọng nói có thể bắt nguồn từ nhiều vấn đề khác nhau, ví dụ như:

    • Dị ứng
    • Khói thuốc lá
    • Căng cơ dây thanh âm
    • Nói, hát hoặc hét rất nhiều (huấn luyện viên, ca sĩ, cổ động viên…)
    • Uống nhiều cafe và rượu (làm khô cổ họng và dây thanh quản)
    • Nói to

    Những thủ thuật xét nghiệm dùng trong chẩn đoán nốt sần và polyp thanh quản

    Nếu triệu chứng khàn giọng kéo dài 2 – 3 tuần, bạn sẽ cần tìm gặp bác sĩ tai mũi họng. Đôi khi, người bệnh cũng có thể cần được các chuyên gia bệnh học phát âm và ngôn ngữ (SLP) kiểm tra và đánh giá giọng nói. Việc này có thể bao gồm:

    • Đánh giá chất lượng giọng nói, độ cao, độ lớn, khả năng duy trì âm và các đặc tính khác của giọng nói
    • Nội soi dây thanh quản
    • Đôi khi, kiểm tra thần kinh có thể cần thiết

    Các phương pháp điều trị nốt sần và polyp dây thanh quản?

    Việc chẩn đoán chính xác nguồn gốc phát sinh nốt sần và polyp dây thanh quản rất quan trọng. Nguyên nhân là do các chuyên gia sẽ dựa vào kết quả này để đề xuất phác đồ điều trị hiệu quả và phù hợp nhất cho từng người bệnh. Các giải pháp có thể bao gồm:

    • Liệu pháp hành vi
    • Sử dụng thuốc đặc trị
    • Chế độ dinh dưỡng thích hợp
    • Phẫu thuật cắt polyp thanh quản

    Hầu hết trường hợp, nốt sần hình thành ở dây thanh quản được các chuyên gia bệnh học phát âm và ngôn ngữ điều trị theo hướng không xâm lấn với những phương pháp như:

    • Liệu pháp thanh âm: hạn chế hoặc dừng hẳn các hành vi lạm dụng giọng nói, tập thay đổi độ cao và độ lớn của thanh âm phù hợp, tập thở cho giọng tốt hơn…
    • Điều chỉnh hành vi: bỏ thuốc lá, kiểm soát căng thẳng, thư giãn…

    Nếu các phương pháp này không đem lại hiệu quả như mong đợi, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm phẫu thuật. 

    Trong khi đó, với trường hợp u nhỏ lành tính là polyp, các chuyên gia sẽ đề xuất phẫu thuật cắt polyp thanh quản ngay từ đầu. Nguyên nhân là vì họ cho rằng, các u polyp thường không đáp ứng tốt với liệu pháp thanh âm. 

    Mặt khác, nếu sự hiện diện của nốt sần và polyp thanh quản liên quan đến các vấn đề như trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng, viêm xoang… điều trị tận gốc những tình trạng sức khỏe này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các thương tổn ở dây thanh âm. 

    Liệu có thể phòng ngừa cũng như kiểm soát sự phát triển của nốt sần và polyp dây thanh quản?

    Để ngăn ngừa cũng như kiểm soát sự phát triển của nốt sần và polyp dây thanh quản (trong trường hợp bệnh đã xảy ra), bạn nên:

  • Bỏ thuốc lá nếu bạn có thói quen hút thuốc
  • Tránh ở gần những người đang hút thuốc lá nhằm hạn chế hút thuốc thụ động
  • Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề như suy giáp, viêm xoang, dị ứng hay trào ngược dạ dày thực quản…, hãy tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị hiệu quả
  • Hạn chế dùng các thức uống chứa cồn hay caffeine như bia, rượu, cafe…
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm
  • Chú trọng giấc ngủ
  • Hạn chế phải nói quá nhiều hoặc dùng âm lượng lớn liên tục trong thời gian dài. Nếu tính chất công việc bắt buộc bạn phải làm vậy, hãy đảm bảo thanh quản được nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Sử dụng micro nếu bạn cần khuếch đại âm lượng
  • Trang bị máy tạo độ ẩm trong nhà nếu khí hậu nơi bạn sống hanh khô
  • Đừng quên làm ấm giọng trước khi hát hoặc nói liên tục
  • Hạn chế hát hoặc nói quá nhiều nếu bạn đang bị nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Duy trì thói quen vệ sinh tốt, đặc biệt hãy rửa tay với nước sạch và xà phòng thường xuyên
  • Áp dụng các kỹ thuật kiểm soát và xoa dịu căng thẳng, liệu pháp nhận thức hoặc yoga nhằm giảm thiểu tình trạng căng cơ ở dây thanh quản
  • Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

    Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


    Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 27/08/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo