backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Ngón chân hình búa

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

Ngón chân hình búa

Tìm hiểu chung

Ngón chân hình búa là gì?

Ngón chân hình búa và ngón chân uốn cong là những dị tật ở bàn chân xảy ra do sự mất cân bằng giữa cơ, gân hoặc dây chằng (những bộ phận giữ ngón chân thẳng). Loại giày bạn đi, cấu trúc bàn chân, chấn thương và một số tình trạng bệnh tật có thể góp phần gây ra những dị tật này.

Ngón chân hình búa là sự uốn cong bất thường ở phần giữa của một ngón chân. Ngón chân uốn cong ảnh hưởng đến khớp gần móng chân nhất. Ngón chân hình búa và ngón chân uốn cong thường xuất hiện ở ngón thứ hai, ba và bốn.

Bạn có thể giảm đau và áp lực lên ngón chân hình búa và ngón chân uốn cong bằng cách thay đổi giày dép và đeo miếng đệm trong giày. Nếu ngón chân hình búa và ngón chân uốn cong nghiêm trọng, bạn có thể cần xử lý bằng phẫu thuật.

Ngón chân hình búa có nguy hiểm không?

Ngón chân hình búa cực kỳ phổ biến, thường ảnh hưởng đến nữ nhiều hơn nam. Nó có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Chứng này có thể quản lý bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng ngón chân hình búa là gì?

Ngón chân hình búa khiến bạn rất khó chịu khi đi bộ. Nó cũng có thể làm bạn đau khi cố gắng duỗi hoặc di chuyển ngón chân bị ảnh hưởng hoặc những ngón xung quanh nó. Các triệu chứng của ngón chân hình búa có thể nhẹ hoặc nặng.

Các triệu chứng nhẹ

Các triệu chứng nhẹ của ngón chân hình búa là:

  • Một ngón chân cong gập xuống
  • Vết sần hoặc cục chai
  • Khó đi bộ
  • Không thể cong ngón chân hoặc ngọ nguậy ngón chân
  • Ngón chân giống như móng vuốt

Các triệu chứng nặng

Hãy gặp bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ triệu chứng trên tiến triển nặng lên.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Đi khám bác sĩ nếu bạn bị đau chân liên tục ảnh hưởng đến khả năng đi bộ.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra ngón chân hình búa?

Các cơ của mỗi ngón chân làm việc theo cặp. Khi các cơ ngón chân bị mất thăng bằng, ngón chân hình búa có thể hình thành. Mất cân bằng cơ bắp đặt rất nhiều áp lực lên gân và khớp của ngón chân. Áp lực này buộc ngón chân biến dạng hình đầu búa.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ngón chân hình búa?

Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc ngón chân hình búa như:

  • Gen: bạn có thể thừa hưởng xu hướng phát triển ngón chân hình búa vì bàn chân của bạn phần nào không ổn định – bàn chân phẳng hoặc có vòm cao.
  • Viêm khớp.
  • Chấn thương ngón chân: giày dép không phù hợp là thủ phạm chính. Nếu giày quá chật, quá ngắn hoặc quá nhọn, chúng sẽ làm mất sự cân bằng của các ngón chân. Giày cao gót, nhọn, đặt áp lực đặc biệt nghiêm trọng lên các ngón chân.
  • Lão hóa.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ngón chân hình búa?

Bác sĩ thường có thể chẩn đoán ngón chân hình búa trong khi khám thực thể. Chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, có thể cần thiết nếu bạn bị chấn thương xương, cơ hoặc dây chằng ở ngón chân.

Những phương pháp nào dùng để điều trị ngón chân hình búa?

điều trị ngón chân hình búa

Lựa chọn điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng ngón chân hình búa.

Điều trị ngón chân hình búa nhẹ

Bạn có thể chỉnh sửa ngón chân hình búa mức độ nhẹ bằng cách mang giày phù hợp. Nếu vòm bàn chân cao gây ra tình trạng này, mang miếng lót ngón chân hoặc lót trong giày có thể hữu ích. Những miếng đệm này hoạt động bằng cách dịch chuyển vị trí ngón chân, giảm đau và chỉnh sửa hình dạng của ngón chân.

Bạn thường có thể sử dụng miếng đệm, miếng dán hoặc thuốc không kê toa (OTC) để điều trị vết sần và cục chai. Tuy nhiên, nếu các phương pháp này gây đau đớn hoặc làm cho các ngón chân bị biến dạng, bác sĩ có thể lựa chọn phẫu thuật.

Không tự phá bất kỳ mụn nước nào trên ngón chân. Phá mụn phồng rộp có thể gây đau và nhiễm trùng. Sử dụng các loại kem không cần toa và miếng đệm để giảm đau và giữ cho mụn không bị cọ xát bên trong giày.

Nhẹ nhàng kéo giãn ngón chân cũng có thể giúp giảm đau và đặt lại vị trí các ngón chân bị ảnh hưởng.

Điều trị ngón chân hình búa nặng

Nếu bạn không thể uốn cong ngón chân, phẫu thuật là lựa chọn duy nhất để phục hồi chuyển động. Phẫu thuật có thể đặt lại vị trí của ngón chân, loại bỏ xương bị biến dạng hoặc bị thương và điều chỉnh lại gân. Phẫu thuật thường được thực hiện trên cơ sở ngoại trú, vì vậy bạn có thể về nhà cùng ngày phẫu thuật.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý ngón chân hình búa?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với ngón chân hình búa:

  • Mang giày thích hợp có thể làm giảm đau chân. Giày gót thấp với mũi giày sâu và chất liệu bao quanh các ngón chân mềm dẻo. Hãy chắc chắn có một khoảng không khoảng 0,5-1cm giữa ngón chân dài nhất và mũi giày. Điều này giúp các ngón chân có đủ không gian để giảm bớt áp lực và đau đớn.
  • Tránh các sản phẩm loại bỏ vết sần và chai không cần toa, nhiều loại trong số này có chứa axit có thể gây kích ứng da nghiêm trọng. Nó cũng rất nguy hiểm khi thử cạo hoặc cắt vết sần khó thấy ở ngón chân. Vết thương ở ngón chân có thể dễ bị nhiễm trùng và nhiễm trùng ở bàn chân thường khó điều trị, đặc biệt nếu bạn bị tiểu đường hoặc hệ tuần hoàn kém.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo