backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Nghẹt bao quy đầu

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Nghẹt bao quy đầu

Định nghĩa

Nghẹt bao quy đầu là bệnh gì?

Nghẹt bao quy đầu, hay bao quy đầu hẹp, là tình trạng bao quy đầu không thể  kéo  lại về phía trước để che đầu dương vật. Điều này có thể khiến cho bao quy đầu bị sưng lên và mắc kẹt từ đó làm cản trở lưu lượng máu đến dương vật. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Những ai thường mắc phải bệnh nghẹt bao quy đầu ?

Nghẹt bao quy đầu thường xảy ra ở nam giới không cắt bao quy đầu, nhất là trẻ nhỏ và người cao tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nghẹt bao quy đầu là gì?

Triệu chứng chính là không có khả năng trả lại bao quy đầu ở vị trí của nó trên đầu dương vật. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Sưng bao quy đầu và đầu dương vật;
  • Đau dương vật;
  • Đầu dương vật chuyển thành màu đỏ hoặc tái đen.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh nghẹt bao quy đầu là gì?

Nghẹt bao quy đầu có thể xảy ra do:

  • Tổn thương ở khu vực dương vật.
  • Không trả bao quy đầu lại vị trí ban đầu sau khi đi tiểu hoặc vệ sinh.
  • Nhiễm trùng, có thể do không vệ sinh tốt khu vực dương vật.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc nghẹt bao quy đầu ?

Yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc nghẹt bao quy đầu bao gồm:

  • Không cắt bao quy đầu;
  • Cắt bao quy đầu sai kỹ thuật hoặc không hoàn chỉnh;
  • Là trẻ em hoặc người lớn tuổi.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nghẹt bao quy đầu ?

Phương pháp điều trị có thể là siết chặt đầu dương vật. Nếu kỹ thuật này không hiệu quả, bao quy đầu sẽ được cắt bỏ để làm giảm sự co thắt.

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ kéo bao quy đầu trở về vị trí bằng cách bôi trơn dương vật và bao quy đầu. Phương pháp này có thể rất đau nên bệnh nhân sẽ được gây mê. Các bác sĩ sẽ cố gắng để làm giảm sưng bằng nước đá; Nếu bệnh nhân bị sưng quá nặng, bệnh nhân sẽ được yêu cầu tiêm hyaluronidase (một loại enzyme giúp làm giảm sưng).

Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ phải tiến hành cắt bỏ hoàn toàn bao quy đầu.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nghẹt bao quy đầu ?

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ cần khám lâm sàng dương vật để chẩn đoán nghẹt bao quy đầu. Khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tìm dâu hiệu sưng đỏ xung quanh trục gần đầu dương vật.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nghẹt bao quy đầu ?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến nghẹt bao quy đầu:

  • Vệ sinh vùng sinh dục hằng ngày.
  • Luôn đặt bao quy đầu trở lại trên đầu dương vật sau khi nó đã được kéo để làm sạch.
  • Thường xuyên đi kiểm tra, chăm sóc y tế để đảm bảo sức khỏe và được chữa trị kịp thời.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo