backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Nấm móng chân: Ai dễ mắc? Nguyên nhân và cách điều trị là gì?

Tác giả: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lạc Thị Kim Ngân · Da liễu · Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ


Ngày cập nhật: 04/08/2023

Nấm móng chân: Ai dễ mắc? Nguyên nhân và cách điều trị là gì?

Nấm móng chân là một dạng nhiễm trùng trong các bệnh về móng chân phổ biến, có thể kéo theo nhiều vấn đề hệ lụy nghiêm trọng, phức tạp nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nấm móng chân có dấu hiệu và cách điều trị như thế nào?

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như cách trị nấm móng chân hiệu quả.

Bệnh nấm móng chân là gì?

Nấm móng chân là một loại bệnh nhiễm nấm lan rộng ảnh hưởng đến móng chân, móng tay do nấm gây ra. Nấm xâm nhập giữa các móng chân và các mô ngay bên dưới móng gây tình trạng thay đổi hình dạng, màu sắc và độ bóng của móng chân. Ngoài ra, các vết nứt và vết cắt ở móng chân tạo điều kiện cho nấm phát triển gây bệnh.

Tình trạng nhiễm trùng ở móng chân có thể lây lan sang các móng chân khác, thậm chí cả móng tay.

Triệu chứng nấm móng chân là gì?

nấm móng chân bôi thuốc gì
Hình ảnh nấm móng chân

Để sớm phát hiện bệnh, bạn có thể nhận biết một số triệu chứng của nấm móng chân như:

  • Thay đổi màu sắc, màu vàng đục, trắng hoặc nâu
  • Móng lỗ chỗ dày lên và có thể trông biến dạng
  • Có những mảnh vụn như lõi sậy, cạo ra có màu hơi vàng
  • Móng tách ra khỏi nền móng
  • Nứt hoặc vỡ ở một hoặc nhiều điểm

Bệnh nấm móng tiến triển dai dẳng hay tái phát.

Nấm móng chân có đau không?


Câu trả lời là không, nấm móng chân cái có thể khiến móng trông xù xì, thậm chí và có mảnh vụn nhưng thường không gây đau đớn.

Nguyên nhân bệnh nấm móng chân

Bệnh nấm móng chân nói riêng và bệnh nấm ngoài ra dermatophytes nói chung thường do vi sinh vật nấm gây ra. Vi sinh vật nấm khó thấy bằng mắt thường và phá huỷ chất sừng keratin, một loại protein có trong móng tay và móng chân. Ngoài ra, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Do đi chân trần: Móng chân đặc biệt dễ tổn thương và dễ bị vi sinh vật nấm tấn công khi đi chân trần ở khu khu vực ẩm ướt và nơi công cộng như bể bơi, phòng thay đồ và vòi hoa sen.
  • Do chân bị tổn thương: Khi phần móng tổn thương như khi bị giày đè lên có thể khiến móng dễ nhiễm các loại nhiễm trùng, kể cả nhiễm nấm.
  • Các đối tượng dễ mắc bệnh nấm móng: Người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, các vấn đề về tuần hoàn hoặc tình trạng suy giảm miễn dịch.
  • Các yếu tố góp phần khác: Tiền sử bệnh nấm da chân, đổ mồ hôi quá nhiều, mang vớ quá thường xuyên làm móng chân bị ẩm lâu ngày.

Nấm móng chân có lây không?

Câu trả lời là có, tương tự như nấm da đầu, nấm móng chân cũng có thể lây lan cho người khác khi tiếp xúc trực tiếp hoặc khi chạm vào bề mặt nhiễm bệnh.

Bệnh nấm ở móng chân có thể lây lan sang các bộ phận cơ thể khác như:

  • Móng chân này sang móng chân khác
  • Da giữa các ngón chân
  • Khu vực háng bẹn
  • Da đầu (nấm da đầu)

Đối tượng dễ mắc bệnh nấm móng chân

Bất cứ ai cũng có thể bị nấm móng chân, đặc biệt bệnh có xu hướng ảnh hưởng đến người lớn tuổi (người trên 60 tuổi). Cụ thể các đối tượng có nguy cơ bị nấm móng chân cao hơn như khi gặp các vấn đề như:

  • Bệnh nấm da chân (tinea pedis)
  • Bệnh tiểu đường
  • Hyperhidrosis (chứng rối loạn khiến bạn đổ mồ hôi nhiều)
  • Chấn thương móng tay, móng chân
  • Lưu thông máu kém do bệnh mạch máu ngoại vi
  • Bệnh vẩy nến
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu do rối loạn tự miễn dịch hoặc HIV

Chẩn đoán bệnh

Để có thể chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ lấy mẫu nhỏ từ bên dưới móng tay, móng chân để phân tích và kiểm tra các tế bào dưới kính hiển vi. Nếu xét nghiệm ban đầu cho kết quả âm tính, thì người thực hiện xét nghiệm có thể cạo mẫu để xem nấm có phát triển trong môi trường nuôi cấy hay không, nhằm xác định loại nấm.

Cách điều trị nấm móng chân

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

thuốc trị nấm móng chân

Nấm móng chân là bệnh khó điều trị dứt điểm và cần vài tháng để loại bỏ nấm, thậm chí bệnh vẫn có thể tái phát. Tuỳ vào mức độ tình trạng nấm ở móng chân mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc và phác đồ điều trị.

1. Thuốc kháng nấm đường uống

Sau khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể kê một số thuốc trị nấm móng chân qua đường uống như:

  • Terbinafine
  • Itraconazole
  • Fluconazole

Để tăng hiệu quả và tránh tái phát, bạn sẽ cần dùng thuốc hàng ngày trong vài tháng. Lưu ý trước khi sử dụng các loại thuốc uống trên, bác sĩ có thể cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra các tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc, vì thuốc có thể ảnh hưởng đến gan và gây ra tương tác với các loại thuốc khác.

2. Thuốc bôi

Nấm móng chân bôi thuốc gì? Ngoài thuốc uống, thuốc bôi lên móng chân có thể được kèm theo toa kê của bác sĩ, tăng hiệu quả khi kết hợp với thuốc uống.

  • Pommade Ketoconazol (Nizoral)
  • Canesten
  • Exoderil
  • Terbinafin
  • BSI

Hướng dẫn sử dụng: Sau khi rửa sạch vùng tổn thương móng, thoa thuốc lên bề mặt và quanh món mỗi ngày 2-3 lần, ban đêm nên dùng băng lại giữ thuốc qua đêm.

Bạn có thể quan tâm:

Phòng ngừa bệnh nấm móng chân

Phòng ngừa nấm móng chân

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa nấm móng chân, để tránh gây khó chịu và làm mất thẩm mỹ vùng móng của mình:

  • Hạn chế đi chân trần ở những khu vực công cộng như nhà tắm công cộng, phòng thay đồ và bể bơi, thay vào đó bạn nên đi dép xỏ ngón để tránh nhiễm nấm.
  • Tránh tiếp xúc với người bị nấm chân hoặc nấm móng tay bằng cách sử dụng vòi hoa sen khác hoặc đi dép xỏ ngón khi tắm.
  • Hạn chế chấn thương móng chân khi cắt móng, vì điều này có thể tạo điều kiện nấm xâm nhập.
  • Làm sạch bấm móng tay hoặc máy mài móng trước khi sử dụng.
  • Không nên cố xé móng chân hoặc xước măng rô.
  • Giữ cho bàn chân khô ráo: Hãy lau khô chân hoàn toàn sau khi tắm.
  • Cắt móng chân: Bạn có thể cắt móng tay, móng chân sau khi tắm vòi sen hoặc tắm bồn.
  • Mang giày vừa vặn. Không nên mang giày dép quá rộng hoặc quá chật quanh các ngón chân.
  • Giặt và phơi khô vớ/tất

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tác giả:

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lạc Thị Kim Ngân

Da liễu · Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ


Ngày cập nhật: 04/08/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo