backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Lymphôm Burkitt

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thu Trang · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Tìm hiểu chung

Lymphôm Burkitt là bệnh gì?

Bệnh lymphôm Burkitt là một dạng của ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin mà ung thư bắt nguồn từ các tế bào miễn dịch gọi là các tế bào B. Được xem là khối u phát triển nhanh nhất ở người, u lymphôm Burkitt làm hư hỏng hệ miễn dịch và người bệnh sẽ nhanh chóng tử vong nếu không được điều trị. Tuy nhiên, hóa trị tăng cường có thể kéo dài sự sống cho hơn nửa số người mắc bệnh lymphôm Burkitt.

Có 3 thể bệnh chính:

  • Địa phương: chủ yếu xảy ra ở châu Phi xích đạo. Đây là bệnh lý ác tính thường gặp nhất ở trẻ em, liên quan đến sốt rét mạn tính và nhiễm virus Epstein-Barr làm ảnh hưởng đặc biệt đến xương hàm, các xương mặt khác, đoạn xa hồi tràng, manh tràng, buồng trứng, thận và vú;
  • Lẻ tẻ: xảy ra ngoài châu Phi, liên quan đến EBV nhưng mức độ ít hơn. Hầu hết thường ảnh hưởng vùng hồi manh tràng và ít ảnh hưởng xương hàm;
  • Liên quan đến HIV: bệnh liên quan đến nhiễm HIV hoặc việc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lymphôm Burkitt?

Những triệu chứng thường gặp của bệnh lymphôm Burkitt gồm:

  • Hạch cổ, nách, bẹn sưng, không đau;
  • Đau bụng hay chướng bụng;
  • Đau ngực, ho hay khó thở;
  • Mệt mỏi;
  • Sốt;
  • Sụt cân;
  • Đổ mồ hôi đêm.

Các triệu chứng khác thay đổi tùy theo loại bệnh:

Bệnh lymphôm Burkitt thể địa phương có triệu chứng như sau:

 Biến dạng xương vùng mặt;

  • Đổ mồ hôi đêm;
  • Chướng bụng;
  • Tắc ruột;
  • Tuyến giáp to;
  • Amidan sưng to.

Bệnh lymphôm Burkitt thể lẻ tẻ:

  • Sưng;
  • Biến dạng xương vùng mặt;
  • Hạch tăng kích thước nhanh.

Những hạch sưng to rất chắc. Khối u tăng sinh rất nhanh có thể gấp đôi kích thước trong vòng 18 giờ.

Bệnh lymphôm Burkitt thể liên quan đến HIV: tương tự thể lẻ tẻ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh lymphôm Burkitt?

Bác sĩ không biết chắc nguyên nhân gây bệnh lymphôm Burkitt là gì.

U lymphôm Burkitt xuất hiện khi cơ thể sản sinh quá nhiều tế bào lympho bất thường – một loại bạch cầu. Các nghiên cứu thấy rằng bệnh lymphôm Burkitt là bệnh ung thư thường gặp nhất ở trẻ em sống tại những vùng có tỉ lệ mắc sốt rét cao như châu Phi.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh lymphôm Burkitt?

Bệnh lymphôm Burkitt thường xảy ra nhất ở trẻ em vùng châu Phi hạ Sahara, nơi có liên quan đến nhiễm virus Epstein-Barr và sốt rét mạn tính. Bệnh lymphôm Burkitt cũng có thể xảy ra ở nơi khác, bao gồm cả Hoa Kỳ. Ngoài châu Phi thì bệnh thường liên quan đến người bị suy giảm miễn dịch.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh lymphôm Burkitt?

Hầu hết các bệnh nhận được chẩn đoán mắc bệnh lymphôm Burkitt đều không có các yếu tố nguy cơ và nhiều người có các yếu tố nguy cơ lại không bao giờ mắc bệnh. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Thuốc ức chế miễn dịch: nếu được ghép tạng, bạn sẽ dễ bị bệnh vì điều trị ức chế miễn dịch làm giảm khả năng chống chọi các bệnh mới;
  • Nhiễm trùng: vài loại nhiễm trùng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lymphôm Burkitt bao gồm HIV và Epstein-Narr, vi khuẩn gây loét Helicobacter pylori;
  • Hóa chất: các hóa chất như thuốc diệt côn trùng và thuốc diệt cỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lymphôm Burkitt. Việc này cần nhiều nghiên cứu thêm.

Điều trị hiệu quả  

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh lymphôm Burkitt?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc sinh thiết khối u ở tủy xương và hệ thần kinh trung ương cũng như xét nghiệm xem tủy xương và dịch não tủy có bị ung thư không.

Bệnh lymphôm Burkitt được xếp giai đoạn phụ thuộc vào hạch limpho và cơ quan có liên quan. Ảnh hưởng đến tủy xương hay hệ thần kinh trung ương nghĩa là bạn bị bệnh giai đoạn 4. CT scan và MRI giúp tìm ra cơ quan hay hạch lympho nào có liên quan.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh lymphôm Burkitt?

Bệnh lymphôm Burkitt được điều trị bằng hóa trị bao gồm:

Bác sĩ sẽ bơm trực tiếp thuốc hóa trị vào dịch não tủy để ngừa ung thư xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Phương pháp này được gọi là “bơm kênh tủy”. Bệnh nhân được hóa trị liều cao có kết quả điều trị tốt nhất.

Ở các quốc gia có nguồn lực hạn chế, việc điều trị này ít thành công. Trẻ em mắc bệnh lymphôm Burkitt có tiên lượng tốt nhất. Nếu bị tắc ruột thì cần phải được phẫu thuật.

Các cách điều trị bệnh lymphôm Burkitt khác bao gồm hóa trị liều cao kết hợp với:

  • Rituximab (Rituxan®), kháng thể đơn dòng dính chặt vào protein trên tế bào ung thư và kích thích hệ miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư;
  • Ghép tế bào gốc tự thân là tế bào gốc của bệnh nhân được lấy ra, lưu trữ và đưa ngược lại cho bệnh nhân;
  • Xạ trị;
  • Steroid.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lymphôm Burkitt?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng biện pháp tiêm ngừa vắt xin EBV và sốt rét để tránh mắc bệnh lymphôm Burkitt;

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thu Trang · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo