backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Hội chứng Löffler

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 27/10/2020

Hội chứng Löffler

Tìm hiểu chung

Hội chứng Löffler là gì?

Hội chứng Löffler (một dạng bệnh phổi tăng bạch cầu eosin) là một bệnh lý đặc trưng bởi các triệu chứng không xuất hiện hoặc các triệu chứng hô hấp nhẹ (thường ho khan), màng phổi mờ và bạch cầu ưa eosin trong máu ngoại vi.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Löffler là gì?

Các triệu chứng của hội chứng Löffler nhẹ hoặc không có, thường tự hết sau vài ngày hoặc lâu nhất sau 2-3 tuần. Ho là triệu chứng phổ biến nhất trong số các bệnh nhân có triệu chứng. Thường là ho khan và không có đờm hoặc có thể có ít đờm nhầy.

Nhiễm ký sinh trùng

Các triệu chứng xuất hiện trong vòng 10-16 ngày sau khi ăn phải trứng giun đũa.

Sốt, mệt mỏi, ho, thở khò khè và khó thở là những triệu chứng phổ biến nhất. Các triệu chứng ít gặp hơn, bệnh nhân có thể bị đau cơ, chán ăn và nổi mề đay.

Bệnh phổi tăng bạch cầu eosin do thuốc

Các triệu chứng có thể bắt đầu vài giờ sau khi uống thuốc hay sau nhiều ngày điều trị.

Ho khan, khó thở và sốt là những triệu chứng rất phổ biến. Bác sĩ sẽ thu thập thông tin chi tiết về các thuốc đã sử dụng bao gồm cả thuốc theo toa và thuốc không cần toa, các chất dinh dưỡng bổ sung và các loại thuốc dạng ma túy.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn hoặc người thân của bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng Löffler?

Hầu hết các trường hợp bệnh phổi tăng bạch cầu ưa eosin đơn thuần là do nhiễm ký sinh trùng (đặc biệt là Ascaris lumbricoides) hoặc thuốc. Tuy nhiên, 1/3 số bệnh nhân không xác định được nguyên nhân.

Ký sinh trùng

  • Ascaris lumbricoides (nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất)
  • Ascaris suum
  • Necator americanus
  • Strongyloides stercoralis
  • Ancylostoma braziliense
  • Ancylostoma caninum
  • Ancylostoma duodenale
  • Toxocara canis
  • Toxocara cati
  • Entamoeba histolytica
  • Fasciola hepatica
  • Dirofilaria immitis
  • Clonorchis sinensis
  • Paragonimuswestermani
  • Các chất gây tăng bạch cầu ưa eosin

    • Các thuốc kháng sinh – dapsone, ethambutol, isoniazid, nitrofurantoin, penicillin, tetracycline, clarithromycin, pyrimethamine, daptomycin.
    • Các thuốc chống co giật – carbamazepines, phenytoin, acid valproic, ethambutol.
    • Các thuốc chống viêm và các thuốc điều hòa miễn dịch – aspirin, azathioprine, beclomethasone, cromolyn, vàng, methotrexate, naproxen, diclofenac, fenbufen, ibuprofen, phenylbutazone, piroxicam, tolfenamic axit.
    • Các thuốc khác – bleomycin, captopril, chlorpromazine, yếu tố kích thích nhóm bạch cầu hạt-đại thực bào, imipramin, methylphenidate, sulfasalazine, sulfonamides.

    Nguy cơ mắc phải

    Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Löffler?

    Giun sán đường ruột thường liên quan đến hội chứng Löffler. Tuy nhiên, chúng thường phổ biến hơn ở các vùng khí hậu nhiệt đới, đặc biệt những người sống trong điều kiện vệ sinh kém.

    Do trẻ tiếp xúc với đất bị ô nhiễm và thói quen đưa tay vào miệng thường xuyên hơn so với người lớn, nên trẻ có tỷ lệ cao bị giun sán đường ruột và hội chứng Löffler.

    Vui lòng tham khảo với bác sĩ để biết thêm thông tin.

    Chẩn đoán & điều trị

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng Löffler?

    Các quan sát thấy được trong phòng thí nghiệm

    Các bất thường của hội chứng Löffler biểu hiện như sau:

    • Công thức máu tổng quát khác biệt
    • Kết quả cho thấy bạch cầu ưa eosin máu tăng nhẹ, thường là 5-20%.
    • Bạch cầu ái toan có thể chiếm tới 40% tổng số bạch cầu đối với các bệnh nhân tăng bạch cầu ưa eosin do thuốc.
    • Kiểm tra phân. Ký sinh trùng và trứng có thể tìm thấy trong phân 6-12 tuần sau khi bị nhiễm ký sinh trùng.
    • Các triệu chứng ở phổi thường tự hết vào thời điểm các loại ký sinh trùng được tìm thấy trong phân.
    • Nồng độ Immunoglobulin E (IgE) có thể tăng.
    • Phân tích đờm hoặc dịch dạ dày: ấu trùng thỉnh thoảng tìm thấy trong đờm và dịch hút dạ dày tại thời điểm xuất hiện các triệu chứng ở phổi.
    • Hút dịch phế quản: số lượng bạch cầu ái toan có thể tăng.

    Nghiên cứu hình ảnh

    • Chụp X-quang ngực
    • Chụp CT ngực
    • Nội soi phế quản và hút dịch phế quản

    Phát hiện mô bệnh học

    • Các thay đổi bệnh lý ở phổi đã được mô tả ở những bệnh nhân chết do các nguyên nhân khác trong khi họ đồng thời mắc bệnh phổi bạch cầu ưa eosin đơn thuần.
    • Xâm nhập bạch cầu ái toan xảy ra trong phế quản, tiểu phế quản, phế nang và không gian kẽ. Các ký sinh trùng thường không tìm thấy trong phổi.

    Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng Löffler?

    Bản chất các triệu chứng biểu hiện nhẹ ở hầu hết các bệnh nhân mắc hội chứng Löffler nên việc điều trị bằng thuốc thường được coi là không cần thiết. Đối với bệnh phổi bạch cầu ưa eosin do thuốc, hãy dừng sử dụng thuốc. Khi nhiễm ký sinh trùng được ghi nhận, sử dụng hợp lý các thuốc trị giun sán. Trong các trường hợp bệnh phổi đơn thuần hoặc tăng bạch cầu ưa eosin do thuốc, corticosteroid có hiệu quả cao.

    Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hội chứng Löffler?

    Chụp X-quang ngực lặp lại 4-6 tuần sau lần chụp đầu tiên để ghi lại mức độ thuyên giảm thâm nhiễm ở phổi của bệnh nhân mắc hội chứng Löffler.

    Lặp lại công thức máu 4-6 tuần sau xét nghiệm đầu tiên để ghi lại độ thuyên giảm của bạch cầu ưa eosin.

    Xét nghiệm phân tìm trứng và ký sinh trùng 6-12 tuần sau lần xét nghiệm đầu tiên.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

    Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


    Ngày cập nhật: 27/10/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo