backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Hội chứng antiphospholipid

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 23/02/2021

Hội chứng antiphospholipid

Bạn có biế bất cứ ai cũng có thể mắc hội chứng antiphospholipid, tuy nhiên bệnh xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới.

Định nghĩa

Hội chứng antiphospholipid là gì?

Hội chứng kháng thể kháng phospholipid, hay còn gọi antiphospholipid, thuộc nhóm bệnh tự miễn. Khi mắc bệnh lý này, các kháng thể của hệ thống miễn dịch nhận định nhầm phoshpolipid (một loại chất béo có trong các tế bào) là chất có hại và tấn công, khiến cho các tế bào bị tổn thương. Những tổn thương này sẽ hình thành nên các khối máu đông ở động mạch và tĩnh mạch.

Thông thường, đông máu là một hiện tượng bình thường của cơ thể. Quá trình này giúp các vết thương nhỏ hoặc thành mạch máu bị vỡ lành nhanh hơn. Tuy nhiên, khi bị hội chứng kháng thể kháng phospholipid, máu đông quá mức sẽ làm tắc dòng chảy của máu và gây tổn hại đến các bộ phận cơ thể.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng hội chứng antiphospholipid là gì?

Các triệu chứng của hội chứng kháng thể kháng phospholipid thường liên quan đến hiện tượng đông máu bất thường và phụ thuộc vào kích cỡ và vị trí của các khối máu đông:

  • Đau ngực và khó thở
  • Đau nhức, phát ban, và cảm thấy nóng ở tay, chân
  • Đau đầu liên tục
  • Nói ngọng
  • Khó chịu ở phần trên cơ thể như cánh tay, lưng, cổ và hàm
  • Buồn nôn

Hiện tượng đông máu bất thường còn có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận, huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi.

Mẹ bầu bị hội chứng antiphospholipid sẽ có nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu và những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sinh sản khác cao hơn bình thường.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy báo với bác sĩ nếu bạn:

  • Đang có thai và có tiền sử bị hội chứng kháng thể kháng phospholipid.
  • Có các triệu chứng kể trên.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra hội chứng antiphospholipid là gì?

Hội chứng kháng thể kháng phospholipid xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn phospholipid là chất có hại và sản xuất ra các kháng thể để tấn công. Ngoài ra, một số yếu tố sau có thể khiến bệnh nặng hơn như:

  • Phớt lờ những triệu chứng hay dấu hiệu bất thường của bệnh
  • Không đi khám sớm khi triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện
  • Không hợp tác điều trị với bác sĩ như: không dùng thuốc theo chỉ định, không đi khám theo lịch hẹn hoặc không đồng ý liệu trình điều trị
  • Quên uống warfarin để chống đông máu
  • Uống thuốc tránh thai khi đã bị hội chứng antiphospholipid.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng antiphospholipid?

Bạn có nguy cơ mắc hội chứng kháng thể kháng phospholipid nếu:

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng antiphospholipid?

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm hội chứng kháng thể kháng phospholipid. Mục tiêu khi chữa trị là giúp người bệnh giữ cho các khối máu đông không hình thành và phát triển thêm. Bác sĩ có thể sẽ cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc chống đông máu như heparin và warfarin để ngăn ngừa các khối máu đông hình thành. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này, bênh nhân cần xét nghiệm máu thường xuyên để bác sĩ theo dõi nồng độ thuốc chống đông trong máu. Ngoài ra, kiểm soát các căn bệnh khác do hội chứng antiphospholipid gây ra (chẳng hạn như lupus) cũng rất quan trọng vi sẽ giúp phòng ngừa được các biến chứng nghiêm trọng. Mẹ bầu bị hội chứng antiphospholipid có thể điều trị bằng cách dùng thuốc heparin và aspirin liều thấp. Thuốc warfarin không được sử dụng vì có thể gây hại cho thai nhi.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng antiphospholipid?

Nếu bạn bị bệnh máu đông trong tĩnh mạch sâu hoặc từng bị sẩy thai hay sinh non, bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm máu để phát hiện xem có hiện tượng đông máu bất thường và sự hiện diện của các kháng thể kháng phospholipid. Các kháng thể đó bao gồm: lupus anticoagulant, anti-cardiolipin, beta-2 glycoprotein I. Để đảm bảo chẩn đoán chính xác, bạn sẽ cần làm xét nghiệm máu 2 lần cách nhau khoảng 12 tuần.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng antiphospholipid?

Nếu bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu để điều trị hội chứng kháng thể kháng phospholipid, bị chảy máu sẽ rất nguy hiểm. Do đó, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Tránh các môn thể thao đối kháng có thể gây chấn thương.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng mềm.
  • Cạo râu bằng máy cạo râu.
  • Đặc biệt cẩn thận khi sử dụng dao, kéo và các vật sắc nhọn khác.
  • Hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều vitamin K như bông cải xanh, mù tạt, đậu nành…, vì vitamin K có thể làm giảm hiệu quả của thuốc warafin.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 23/02/2021

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo