backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Hoại tử Fournier: Căn bệnh gây hoại tử vùng sinh dục đáng sợ!

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 30/08/2022

Hoại tử Fournier: Căn bệnh gây hoại tử vùng sinh dục đáng sợ!

Hoại tử Fournier là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hiếm gặp, gây phá hủy các mô tế bào ở bìu, dương vật hoặc đáy chậu (khu vực giữa bộ phận sinh dục và trực tràng). Đây là một bệnh nhiễm trùng nặng có nguy cơ tiến triển rất nhanh và nguy hiểm nên hơn một cách nhanh chóng và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.  

Vậy nguyên nhân gây hoại tử Fournie là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin trong bài viết sau của Hello Bacsi.

Hoại tử Fournier là gì?

Hoại tử xảy ra khi các mô của cơ thể chết hoặc đang hấp hối do thiếu máu nuôi dưỡng hoặc do nhiễm khuẩn.

Hoại tử Fournier liên quan đến nhiễm trùng ở bìu (bao gồm tinh hoàn), dương vật hay khu vực đáy chậu. Đáy chậu là khu vực giữa bìu và hậu môn ở nam giới hoặc khu vực giữa hậu môn và âm hộ ở nữ giới. Các mô chết hoặc đang hấp hối ở những người bị loại hoại tử này thường được tìm thấy ở bộ phận sinh dục và có thể kéo dài đến đùi, bụng và ngực làm phá hủy cơ, dây thần kinh và động mạch của những khu vực đó.

Hội chứng này được đặt tên theo Jean Alfred Fournier, một bác sĩ hoa liễu người Pháp là người đầu tiên mô tả bệnh này vào năm 1883.

Hoại tử Fournier là căn bệnh hiếm gặp, phổ biến hơn ở nam giới nhưng phụ nữ và trẻ em cũng có thể mắc bệnh.

Bệnh thường xuất hiện ở nam giới trong độ tuổi từ 50 và 60. Nam giới mắc bệnh này cao gấp 10 lần so nữ giới. Hoại tử Fournier rất hiếm gặp ở trẻ em. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những dấu hiệu và triệu chứng của hoại tử Fournier?

dấu hiệu bệnh hoại tử Fournier

Các triệu chứng phổ biến của hoại tử Fournier là:

  • Sốt
  • Đau và sưng ở bộ phận sinh dục hoặc vùng hậu môn
  • Mùi khó chịu phát ra từ các tế bào da bị hoại tử
  • Khi chạm vào vùng bị ảnh hưởng tạo ra âm thanh lốp bốp
  • Mất nước
  • Thiếu máu

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ? Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy đi khám, hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Nguyên nhân nào gây ra hoại tử Fournier?

Hoại tử Fournier thường xảy ra do nhiễm trùng bên trong hoặc gần bộ phận sinh dục. Nguồn lây nhiễm có thể bao gồm:

  • E. coli (Escherichia coli)
  • Klebsiella
  • Tụ cầu khuẩn
  • Liên cầu khuẩn…

Các vi khuẩn có thể xâm nhập vào các vùng sinh dục và trực tràng của cơ thể bạn theo một số cách. Một vài ví dụ bao gồm:

  • Áp xe.
  • Rò hậu môn và viêm túi thừa.
  • Xỏ lỗ đeo khuyên ở bộ phận sinh dục
  • Nhiễm trùng bàng quang hoặc đường tiết niệu
  • Thương tích gây xước hoặc bỏng
  • Phẫu thuật cắt bỏ dạ con
  • Vết cắn của côn trùng
  • Ung thư trực tràng
  • Lây qua quan hệ tình dục
  • Vết loét.

Trẻ em đôi khi bị nhiễm trùng do vi khuẩn do:

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hoại tử Fournier?

nguy cơ bệnh hoại tử Fournier

Bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc chứng hoại thư của Fournier. Nam giới có nguy cơ mắc chứng hoại thư Fournier cao gấp 10 lần so với nữ giới. Bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu mắc bất kỳ tình trạng nào sau đây, bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường: Theo các chuyên gia sức khỏe ước tính có khoảng từ 20 đến 70% những người bị hoại thư Fournier là người bệnh tiểu đường.
  • Rối loạn lạm dụng rượu: Khoảng 25 – 50% những người mắc chứng hoại thư Fournier cũng mắc chứng rối loạn sử dụng rượu.
  • Huyết áp cao (tăng huyết áp )
  • Rối loạn tim mạch
  • Xơ gan
  • Nhiễm HIV
  • Suy thận.

Bạn cũng có nguy cơ bị hoại thư Fournier cao hơn nếu:

  • Từ 50 tuổi trở lên
  • Bị béo phì
  • Có thói quen hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá khác
  • Bạn đang được hóa trị
  • Bạn đang dùng steroid
  • Bạn đã có một số loại chấn thương cho khu vực này
  • Phản ứng miễn dịch của bạn bị ức chế miễn dịch).

Chứng hoại thư của Fournier là một trường hợp khẩn cấp. Do đó, nếu nhận thấy bản thân có một hay các triệu chứng kể trên, hãy đi khám ngay!

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hoại tử Fournier?

Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đánh giá các triệu chứng của bạn. Thông thường, họ có thể sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh, như:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): để tìm khí và chất lỏng trong cơ thể bạn và xác định nguồn lây nhiễm.
  • Siêu âm: Siêu âm giúp các bác sĩ xác nhận xem đó là chứng hoại thư Fournier hay một chứng rối loạn tương tự như viêm mào tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn. Phương pháp chẩn đoán này cũng giúp kiểm tra không khí trong các mô mềm.
  • Chụp X-quang:  Xác định vị trí không khí trong các mô mềm đã lan truyền bao xa.
  • Xét nghiệm máu: Tổng phân tích tế bào máu (CBC) với phân biệt, bảng chuyển hóa toàn diện (CMP) và lactate để tìm số lượng bạch cầu tăng cao, bất thường về điện giải, sốc nhiễm trùng và khí máu động mạch.

Thông thường, nếu nhận thấy bạn bị hoại thư Fournier các bác sĩ có thể bỏ qua việc chẩn đoán và phẫu thuật ngay lập tức nếu tình trạng hoại tử Fournier đã tiến triển đến mức nguy hiểm nhằm loại bỏ các mô đã bị tổn thương.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hoại tử Fournier?

Phẫu thuật là phương pháp điều trị số một cho chứng hoại thư Fournier. Phương pháp điều trị bao gồm:

  • Kháng sinh truyền (thông qua tĩnh mạch của bạn).
  • Phẫu thuật để loại bỏ các tế bào chết và đang chết đồng thời để chẩn đoán xác định.

Bạn cũng có thể cần phẫu thuật tái tạo sau khi nhiễm trùng đã được kiểm soát. Một số người cần làm hậu môn nhân tạo (để đưa phân ra ngoài) và ống thông (dẫn lưu nước tiểu), tùy thuộc vào khu vực nào bị ảnh hưởng. Một số người cũng cần liệu pháp oxy cao áp, đây là liệu pháp sử dụng oxy tinh khiết ở áp lực cao.

Bạn cũng có thể được tiêm phòng uốn ván nếu bạn có một chấn thương.

Hoại thư Fournier gây ra những biến chứng gì?

biến chứng bệnh hoại tử Fournier

Bệnh hoại tử Fournier gây ra khá nhiều các biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy thận cấp
  • Hội chứng suy giảm hô hấp cấp tính
  • Tắc động mạch
  • Suy tim và rối loạn nhịp tim
  • Ảnh hưởng đến nhu động ruột
  • Rối loạn chức năng tình dục
  • Tai biến mạch máu não
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Giảm chất lượng cuộc sống, có thể góp phần gây ra chứng trầm cảm lâm sàng .

Những thói quen sinh hoạt nào giúp giảm nguy cơ bị hoại tử Fournier?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị hoại tử Fournier:

  • Nếu bạn bị tiểu đường, kiểm tra bộ phận sinh dục và các khu vực xung quanh vết thương hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng, sưng hoặc chảy mủ thường xuyên.
  • Nếu bạn bị béo phì hoặc thậm chí thừa cân, hãy cố gắng giảm cân.
  • Nếu bạn hút thuốc hoặc nhai thuốc lá, hãy bỏ thuốc. Thói quen hút thuốc lá có thể làm tổn thương các mạch máu.
  • Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, rửa vết thương hở bằng xà phòng và nước sạch đồng thời giữ vùng này khô và sạch cho đến khi lành.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 30/08/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo