backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Dị ứng lúa mì

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 29/04/2021

Dị ứng lúa mì

Đôi khi, ăn các món ăn làm từ lúa mì hoặc hít phải bột mì khiến một số người phát sinh phản ứng dị ứng.

Các triệu chứng dị ứng lúa mì có thể tương đồng với bệnh Celiac nhưng thường nghiêm trọng hơn, đồng thời có nguy cơ đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được xử trí kịp thời, hiệu quả. Tìm hiểu tình trạng dị ứng lúa mì qua bài viết sau sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị cũng như kiểm soát tốt vấn đề sức khỏe này.

Tìm hiểu chung

Dị ứng lúa mì là gì?

Một người được chẩn đoán dị ứng với lúa mì nếu họ có biểu hiện dị ứng với bất kỳ loại protein nào trong loại thực vật này dưới đây, bao gồm:

  • Albumin
  • Globulin
  • Gliadine
  • Glutenin (gluten)

Trong đó, hầu hết người bệnh sẽ mẫn cảm với albumin và globulin trong lúa mì. Trường hợp dị ứng với gliadine và gluten ít gặp hơn. Bên cạnh đó, dị ứng lúa mì liên quan đến gluten thường bị nhầm với bệnh celiac và các rối loạn tiêu hóa khác.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Những dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng lúa mì là gì?

Người bị dị ứng với lúa mình thường sẽ có biểu hiện:

  • Viêm mũi dị ứng hoặc nghẹt mũi
  • Hen suyễn
  • Viêm da dị ứng được gọi là bệnh chàm
  • Mề đay, nổi mẩn ngứa có thể có sưng phù trên da
  • Buồn nôn, tiêu chảy và ói mửa
  • Miệng hoặc cổ họng bị kích thích và có thể sưng
  • Chảy nước mắt và ngứa mắt
  • Sình bụng

triệu chứng dị ứng lúa mì

Trong trường hợp nghiêm trọng, các phản ứng dị ứng có thể kéo theo sốc phản vệ xảy ra với những triệu chứng như:

  • Sưng và tắc hẹp trong cổ họng gây khó nuốt
  • Tức đau ở ngực và khó thở
  • Nhợt nhạt hoặc da hơi xanh, mạch yếu
  • Tụt huyết áp đột ngột

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn sẽ cần lập tức đến bệnh viện khi bắt gặp bất kỳ dấu hiệu sốc phản vệ nào như trên. Ngoài ra, nếu có bất kỳ câu hỏi nào về tình trạng này, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra dị ứng lúa mì?

Nguyên nhân gây dị ứng lúa mì chủ yếu do hệ miễn dịch mẫn cảm với các protein trong loại thực vật này (albumin, globulin, gliadine và gluten). Việc tiếp xúc hoặc ăn bất kỳ thực phẩm nào chứa những protein trên cũng sẽ kích thích hệ miễn dịch phản ứng. Chúng có thể bao gồm:

  • Bánh mì và vụn bánh mì
  • Bánh và bánh nướng xốp
  • Bánh quy
  • Ngũ cốc ăn sáng
  • Mì Ý
  • Bột mì
  • Bột hồ
  • Bột để làm bánh hòn
  • Bột mì
  • Bánh quy giòn
  • Bia
  • Đạm từ rau thủy phân
  • Sốt đậu nành
  • Một số gia vị như sốt cà
  • Các sản phẩm thịt chế biến như xúc xích hoặc thịt nguội
  • Các sản phẩm sữa như kem
  • Các loại hương liệu tự nhiên
  • Gelatin tinh bột
  • Thực phẩm từ tinh bột tinh chế
  • Cam thảo
  • Mứt đậu
  • Kẹo cứng

nguyên nhân gây dị ứng lúa mì

Ngoài ra, người bị dị ứng lúa mì cũng có nguy cơ dị ứng với những loại ngũ cốc khác như lúa mạch, yến mạch và lúa mạch đen. Nếu bạn không bị dị ứng với các loại ngũ cốc này, hãy xây dựng chế độ ăn uống không có lúa mì thay vì loại bỏ hẳn toàn bộ thực phẩm chứa gluten.

Sốc phản vệ do dị ứng lúa mì sau khi vận động thể chất

Một số người bị dị ứng lúa mì chỉ phát triển các triệu chứng nếu họ tập thể dục trong vòng vài giờ sau khi ăn lúa mì. Những thay đổi trong cơ thể xảy ra do tập thể dục kích hoạt phản ứng dị ứng hoặc làm trầm trọng thêm một phản ứng của hệ miễn dịch với protein trong lúa mì. Tình trạng này thường dẫn đến sốc phản vệ và đe dọa tính mạng.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị dị ứng lúa mì?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ mắc dị ứng lúa mì như:

  • Bệnh sử gia đình. Nguy cơ bị dị ứng với lúa mì hoặc các loại thực phẩm khác tăng lên nếu bạn có cha mẹ bị dị ứng thức ăn hoặc các loại dị ứng khác như sốt cỏ khô.
  • Tuổi tác. Dị ứng lúa mì thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, những đối tượng có hệ thống miễn dịch và tiêu hóa còn yếu. Hầu hết trẻ em bị dị ứng lúa mì, nhưng người lớn cũng có thể bị dị ứng, thường gặp ở những người nhạy cảm với phấn hoa cỏ.

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán dị ứng lúa mì?

Để chẩn đoán dị ứng lúa mì, chuyên gia dị ứng sẽ hỏi bạn những câu hỏi về các triệu chứng và bệnh sử gia đình để xác định dị ứng có phổ biến trong trong gia đình bạn không.

Do các triệu chứng của dị ứng lúa mì có thể trùng với các triệu chứng của bệnh Celiac và mẫn cảm gluten không do Celiac, bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán loại trừ những tình trạng này. Các xét nghiệm được dùng để chẩn đoán là chích da và xét nghiệm máu, có thể được thực hiện riêng hoặc kết hợp với nhau.

Trong thử nghiệm chích da, bác sĩ sẽ bơm một lượng nhỏ protein lúa mì tinh khiết dưới bề mặt da, thường là trên cánh tay hoặc lưng. Nếu vùng tiêm xuất hiện màu đỏ hoặc sưng, dị ứng lúa mì sẽ được xác nhận.

Dị ứng lúa mì cũng có thể được chẩn đoán qua xét nghiệm máu. Bác sĩ sẽ rút mẫu máu và xét nghiệm các kháng thể cụ thể mà hệ thống miễn dịch sản xuất ra để chống lại lúa mì. Một xét nghiệm máu khác cũng được sử dụng riêng cho kiểm tra bệnh Celiac.

Những phương pháp nào dùng để điều trị dị ứng lúa mì?

Việc điều trị tốt nhất là tránh hấp thụ protein trong lúa mì, nhưng điều này có thể khó khăn do có rất nhiều thực phẩm chứa chúng. Vì vậy, người bệnh cần tập cách đọc – hiểu nhãn sản phẩm thực phẩm trước khi chọn mua.

Bên cạnh đó, sử dụng thuốc kháng histamin sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng dị ứng. Thuốc nên được sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn cho người dùng.

Ngoài ra, epinephrine hoặc adrenaline sẽ được sử dụng trong trường hợp triệu chứng dị ứng nghiêm trọng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng dị ứng lúa mì?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với dị ứng lúa mì:

  • Chia sẻ với bạn bè, người thân và đồng nghiệp về dị ứng thực phẩm của mình.
  • Thông báo với người chăm sóc trẻ và giáo viên nếu con bạn bị dị ứng với lúa mì.
  • Luôn đọc kỹ thông tin trên nhãn dán thực phẩm.
  • Tham khảo các thực đơn, công thức dạy nấu ăn không dùng đến lúa mì.
  • Thận trọng khi ăn ngoài quán.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 29/04/2021

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo