backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Da khô

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 14/12/2021

Da khô

Tình trạng da khô, thiếu độ ẩm sẽ khiến bạn tự ti về vẻ ngoài của mình. Có rất nhiều nguyên nhân, biểu hiện của da khô như: da thô ráp, nứt nẻ, ngứa ngáy… vốn ảnh hướng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu các triệu chứng, nguyên nhân khiến làn da trở nên sần sùi, kém mịn màng và cách khắc phục vấn đề khô da bong tróc “phiền toái’ này nhé!

Tìm hiểu chung

Da khô là gì?

Da khô là tình trạng xuất hiện vảy khô, ngứa ngáy và nứt nẻ trên da. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ vùng nào trên cơ thể, nhưng thường phổ biến ở chân, tay và vùng bụng.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng da khô là gì?

Một số biểu hiện da khô bạn có thể mắc phải như sau:

  • Cảm giác da bị thắt chặt, đặc biệt là sau khi tắm hoặc bơi lội;
  • Khô ráp da;
  • Da bị khô ngứa;
  • Đóng vảy, tình trạng nặng hơn có thể là da mặt bị bong tróc;
  • Xuất hiện các đường kẻ hoặc vết nứt;
  • Da chuyển màu xám tro ở những người da đen;
  • Sưng đỏ;
  • Nứt da hoặc nặng hơn có thể chảy máu.

Đối với những người dễ mắc bệnh viêm da, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến các triệu chứng sau:

  • Viêm da dị ứng: nếu bạn dễ mắc bệnh này, da quá khô có thể làm bệnh nặng hơn, gây mẫn đỏ, nứt đỏ và viêm;
  • Nhiễm trùng: Da khô rất dễ bị các vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng.

Những triệu chứng trên xảy ra khi các cơ chế bảo vệ bình thường của da đang bị tổn thương nghiêm trọng, ví dụ như da khô ở mức độ nặng có thể gây ra các vết nứt sâu, gây hở và chảy máu, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

>>> Bạn có thể quan tâm: 6 cách đơn giản cải thiện tình trạng da khô

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng da khô?

nguyên nhân da khô

Một số bệnh có thể ảnh hưởng đến làn da, nhưng hầu hết các trường hợp da khô đều do các yếu môi trường gây ra, bao gồm:

  • Thời tiết: vào mùa đông, khi nhiệt độ và độ ẩm giảm mạnh, da thường dễ trở nên khô. Tuy nhiên, tình trạng này còn xảy ra với những người ở vùng sa mạc, nơi nhiệt độ cao, nhưng độ ẩm vẫn thấp;
  • Nhiệt độ: một vài trường hợp như sưởi ấm, đốt củi, lò sưởi điện và tất cả các thiết bị sưởi khác có thể làm giảm độ ẩm dẫn đến khô da;
  • Nước nóng: có thể làm khô da nếu bạn tắm lâu. Bên cạnh đó, thường xuyên bơi lội, nhất là ở các bể có chứa nhiều clo cũng có thể làm khô da;
  • Xà phòng và sữa rửa mặt: chứa một số thành phần hút độ ẩm da. Nước khử mùi và xà phòng kháng khuẩn thường gây hại da nhất. Ngoài ra, nhiều loại dầu gội đầu có thể làm khô da đầu;
  • Ánh nắng mặt trời: có thể làm khô da vì các bức xạ tia cực tím xuyên thấu qua lớp da trên cùng và gây hại ở lớp sâu hơn, làm da có nếp nhăn, nhão và chảy xệ;
  • Các bệnh về da khác: chẳng hạn như viêm da dị ứng hoặc tình trạng nhiều tế bào da chết tích tụ lại hình thành lớp vảy. Vảy đóng dày có khuynh hướng gây khô da.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng da khô?

Khô da có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng bạn có nhiều khả năng mắc bệnh này nếu bạn:

  • Trên 40 tuổi;
  • Sống ở vùng khô, lạnh hoặc độ ẩm không khí thấp;
  • Đặc thù công việc khiến da phải tiếp xúc nhiều với nước, chẳng hạn như y tá hoặc nhà tạo mẫu tóc;
  • Thường xuyên bơi ở các bể bơi có chứa nhiều clo.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng da khô?

Bác sĩ tiến hành khám sức khỏe và hỏi về bệnh sử của bạn, bao gồm khi nào bạn gặp tình trạng da khô, yếu tố nào giúp cải thiện hoặc làm khô da hơn, các thói quen xấu, chế độ ăn và cách bạn chăm sóc da.

Bạn có thể phải làm các xét nghiệm chẩn đoán nếu bác sĩ nghi ngờ da khô là do vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như tuyến giáp kém (suy giáp), gây ra.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng da khô?

Trong hầu hết các trường hợp, chế độ sinh hoạt sẽ có hiệu quả trong việc điều trị da khô, chẳng hạn như sử dụng kem dưỡng ẩm và tránh tắm lâu bằng nước nóng. Nếu da rất khô và đóng vảy, bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại kem không cần phải kê đơn có chứa axit lactic và ure.

Đôi khi da khô có thể dẫn đến viêm da, gây đỏ và ngứa. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định các loại kem có chứa hydrocortisone. Nếu bạn gặp tình trạng khô da, nứt nẻ và hở, bác sĩ có thể dùng gạc ướt để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

>>> Bạn có thể quan tâm: Da ẩm mượt hơn với 13 thực phẩm khắc phục da khô

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng da khô?

Bạn sẽ có thể kiểm soát da khô này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Tắm mỗi ngày từ 5-10 phút;
  • Tránh tắm nước nóng;
  • Sử dụng xà phòng dưỡng ẩm;
  • Không chà xát vùng da khô;
  • Lau khô da bằng khăn mềm;
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm. Đặc biệt, nghiên cứu (2018, tác giả nghiên cứu Sarvajnamurthy Aradhya Sacchidanand, Satish Udare,…) đã chứng minh nếu sử dụng chất dưỡng ẩm chiết xuất từ yến mạch sẽ tốt hơn cho da khô trong việc cải thiện độ ẩm và độ đàn hồi của da.
  • Dùng máy tạo độ ẩm trong nhà;
  • Uống nhiều nước.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 14/12/2021

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo