backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Cách điều trị cúm A tại nhà cho trẻ em và người lớn nhanh khỏi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 19/06/2023

    Cách điều trị cúm A tại nhà cho trẻ em và người lớn nhanh khỏi

    Hầu hết những người bị cúm A H1N1 đều có thể tự khỏi. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh lại khiến mọi người thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu. Lúc này, bạn có thể áp dụng các cách điều trị cúm A tại nhà để mau khỏi hơn.

    Cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!

    Cách điều trị cúm A tại nhà bằng thuốc

    Hầu hết những người bị cúm A H1N1 sẽ khỏi bệnh mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ cao mắc biến chứng cúm thì cần điều trị bằng một số loại thuốc kháng virus đặc biệt khác. Vậy bị cúm A uống thuốc gì hiệu quả?

    Thuốc giảm đau không kê đơn

    cách điều trị cúm A tại nhà bằng thuốc giảm đau không kê đơn

    Để giảm nhẹ các triệu chứng cúm A như đau đầu, sốt cao, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen hay aspirin.

    Tuy nhiên, hãy thận trọng khi áp dụng cách điều trị cúm A tại nhà cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên bằng thuốc aspirin. Mặc dù aspirin được chấp thuận sử dụng cho trẻ em trên 3 tuổi, nhưng trẻ em và thanh thiếu niên đang hồi phục sau bệnh thủy đậu hoặc các triệu chứng tương tự cúm không nên dùng aspirin. Bởi aspirin có thể gây ra hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa tính mạng ở trẻ em.

    Thuốc kháng virus

    cách điều trị cúm A tại nhà bằng thuốc kháng virus

    Người bị cúm A nên uống thuốc gì? Thuốc kháng virus đôi khi được bác sĩ kê đơn trong vòng một hoặc hai ngày đầu tiên khi có triệu chứng. Chúng có thể giúp triệu chứng nhẹ hơn và ngăn ngừa biến chứng.

    Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt bốn loại thuốc kháng virus sau trong điều trị cúm A:

    Thuốc có hiệu quả nhất khi được dùng trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu có các triệu chứng. Nếu được bác sĩ kê đơn thuốc kháng virus để dùng như là một cách điều trị cúm A tại nhà, bạn nên uống hết thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

    Tuy nhiên, không phải ai bị cúm A cũng cần dùng thuốc kháng virus. Thuốc chỉ dùng cho người có nguy cơ biến chứng cao hoặc người bệnh đang tiếp xúc gần với người có nguy cơ biến chứng cao. Họ bao gồm:

    • Người đang ở bệnh viện, viện dưỡng lão hoặc cơ sở chăm sóc dài hạn khác.
    • Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi.
    • Người lớn tuổi từ 65 tuổi trở lên.
    • Phụ nữ đang mang thai hoặc trong vòng hai tuần sau khi sinh, kể cả phụ nữ bị sảy thai.
    • Người dưới 19 tuổi và đang điều trị bằng aspirin dài hạn.
    • Người bị béo phì với chỉ số khối cơ thể trên 40.
    • Người mắc bệnh mạn tính, chẳng hạn như hen suyễn, khí phế thũng, bệnh tim, tiểu đường, bệnh thần kinh cơ hoặc bệnh thận, gan hoặc máu.
    • Người bị ức chế miễn dịch hoặc suy giảm hệ miễn dịch do một số loại thuốc hoặc nhiễm HIV.

    Ngoài ra, nếu bạn mắc bệnh hô hấp mạn tính, bác sĩ có thể cần kê đơn thêm các loại thuốc khác để giúp giảm nhẹ triệu chứng.

    Các cách điều trị cúm A tại nhà khác

    các cách điều trị cúm A tại nhà

    Bệnh cúm A thường nhẹ và hoàn toàn có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Bạn có thể áp dụng các cách điều trị cúm A tại nhà cho trẻ em và người lớn sau đây để nhanh khỏi bệnh:

    • Uống nhiều nước. Bạn có thể uống nước lọc, nước ép trái cây hoặc ăn súp, cháo lỏng để ngăn ngừa cơ thể mất nước.
    • Nghỉ ngơi nhiều. Dành thời gian nghỉ ngơi tại nhà và ngủ nhiều hơn để giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng.
    • Giữ vệ sinh cá nhân. Rửa tay thường xuyên, che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho, cũng như đeo khẩu trang khi đến nơi đông người.
    • Vệ sinh không gian sống. Lau dọn thường xuyên các bề mặt như bàn ghế, mặt tủ, tay nắm cửa… bằng dung dịch sát khuẩn. Không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn, bàn chải đánh răng, ly uống nước,… với người khác để phòng tránh lây lan bệnh.
    • Cách ly bệnh nhân. Nếu bạn bị cúm, hãy ở nhà ít nhất 24 giờ cho đến khi hết sốt, tránh lây lan virus cúm cho người khác.

    Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

    Bạn có thể áp dụng các cách điều trị cúm A tại nhà mà không cần thiết phải đi khám nếu đang dần cảm thấy khỏe hơn. 

    Tuy nhiên, hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng cúm khi đang mang thai hoặc thuộc nhóm có nguy cơ cao biến chứng kể trên.

    Bên cạnh đó, người lớn nên đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu có các dấu hiệu cúm A nghiêm trọng sau đây: khó thở, thở nhanh, đau tức ngực, đau bụng, chóng mặt, bị choáng, không tỉnh táo, co giật, nôn mửa nhiều lần và liên tục, ho sốt ngày càng nặng lên.

    Hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu trẻ thở nhanh, khó thở, da xanh, môi nhợt nhạt, mất nước, không uống đủ nước, tức ngực, co giật, nôn mửa nhiều lần và liên tục, ngủ li bì, mệt mỏi, uể oải, không chịu chơi. Trẻ có thể hết sốt khoảng 1 – 2 ngày nhưng sau đó lại sốt và ho nhiều hơn.

    Đa số trường hợp cúm A có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể dùng thuốc hỗ trợ hoặc một số cách điều trị cúm A tại nhà kể trên để nhanh chóng giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 19/06/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo