backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Các dạng cong vẹo cột sống thường gặp mà bạn nên biết

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Hữu Đức Minh · Chỉnh hình · Phòng khám DayCare - DayCare Clinic&Spa


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 28/12/2021

    Các dạng cong vẹo cột sống thường gặp mà bạn nên biết

    Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống uốn cong sang trái, sang phải hoặc uốn cong quá mức về phía trước hay phía sau, không giữ được độ cong sinh lý bình thường. Mặc dù nhiều ý kiến cho rằng cong vẹo cột sống chỉ phát triển trước tuổi dậy thì nhưng thực tế có nhiều loại cong vẹo cột sống khác nhau. Vậy nên hãy tìm hiểu ngay về các dạng cong vẹo cột sống để phòng tránh và điều trị tốt hơn nhé!

    Chứng vẹo cột sống ảnh hưởng đến 2-3 % dân số, ước tính có khoảng 6-9 triệu người ở Hoa Kỳ mắc phải. Chứng vẹo cột sống có thể phát triển trong thời kỳ sơ sinh hoặc thời thơ ấu. Tuy nhiên, độ tuổi khởi phát chính của các dạng cong vẹo cột sống là 10-15 tuổi, như nhau ở cả hai giới. Hàng năm, hơn 600.000 bệnh nhân vẹo cột sống đến khám tại các phòng khám tư nhân, ước tính khoảng 30.000 trẻ em được đeo nẹp và 38.000 bệnh nhân được phẫu thuật nối cột sống.

    I. Các dạng cong vẹo cột sống  

    1. Vẹo cột sống bẩm sinh

    Trong các dạng cong vẹo cột sống khởi phát sớm, chứng vẹo cột sống bẩm sinh rất hiếm gặp và có thể ảnh hưởng đến một trong 10.000 trẻ sơ sinh (tỉ lệ 1/10000).

    Dạng cong vẹo cột sống này xuất phát từ những bất thường về cột sống khi thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ. Nguyên nhân chính là do các cột sống bị dị dạng. Bên cạnh đó, vẹo cột sống bẩm sinh còn xuất phát từ việc hình thành xương không hoàn chỉnh hay bị thiếu xương.

    Dạng cong vẹo cột sống này có nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng.

    2. Các dạng cong vẹo cột sống vô căn điển hình

    Cong vẹo cột sống vô căn là một dạng phổ biến nhất ở độ tuổi trẻ vị thành niên. Theo thống kê, cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ bị ảnh hưởng bởi chứng bệnh này trong độ tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Và đúng như tên gọi của nó, đến nay chứng cong vẹo cột sống phổ biến này vẫn chưa được xác định nguyên nhân gây ra.

    Các dạng cong vẹo cột sống vô căn được chẩn đoán khi loại trừ tất cả các nguyên nhân thứ phát khác và chiếm khoảng 80% tổng số trường hợp. Vẹo cột sống vô căn ở tuổi vị thành niên là loại vẹo cột sống phổ biến nhất và thường được chẩn đoán ở tuổi dậy thì.

    Bên cạnh đó còn có các dạng cong vẹo cột sống vô căn ở trẻ sơ sinh (chẩn đoán dưới 5 tuổi) và ở trẻ vị thành niên (chẩn đoán từ 6 – 9 tuổi). Cột sống thường phát triển theo hình chữ S hoặc chữ C.

    3. Scheuermann’s Kyphosis

    cong vẹo cột sống khởi phát sớm

    Scheuermann’s Kyphosis hay còn gọi là bệnh Scheuermann, bệnh gù cột sống Scheuermann là một loại cong vẹo cột sống thường gặp ở thanh thiếu niên. Khác với gù cột sống do tư thế, tình trạng gù trong bệnh Scheuermann khiến người mắc phải không thể điều chỉnh tư thế một cách có ý thức.

    Bệnh Scheuermann là một trong những lý do phổ biến nhất gây ra chứng phì đại xương sống ở những bệnh nhân bị biến dạng cột sống sau chứng vẹo cột sống vô căn, được đặc trưng bởi thân cột sống bị chêm vào, làm giảm phát triển cột sống trước, hạch Schmorl, hẹp khoảng trống đĩa đệm và thoái hóa đĩa đệm sớm.

    Tỷ lệ hiện mắc bệnh Scheuermann thay đổi từ 0,4% đến 10% và thường xảy ra từ 4 đến 16 tuổi, phổ biến nhất ở độ tuổi từ 12 đến 15.

    Nguyên nhân của dạng cong vẹo cột sống này là do biến dạng cấu trúc ở cột sống, bệnh nhân không thể ngồi ở tư thế thẳng, bị co cứng hoặc mỏi cơ, đau lưng và cứng lưng.

    4. Chứng vẹo cột sống thần kinh cơ

    Chứng vẹo cột sống thần kinh cơ xảy ra do một số nguyên nhân rối loạn cột sống cùng với các vấn đề về thần kinh và cơ bắp (bại não, chấn thương tủy sống, chứng loạn dưỡng cơ, teo cơ tủy sống và nứt cột sống). Các dây thần kinh và cơ bắp không thể duy trì sự liên kết như bình thường, dẫn đến việc cột sống bị cong.

    Chứng cong vẹo ở cột sống này thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành và có thể khiến người mắc phải không thể đi lại được.

    Loại vẹo cột sống này thường tiến triển nhanh hơn so với các dạng cong vẹo cột sống vô căn và thường phải điều trị bằng phẫu thuật.  

    5. Hội chứng cong vẹo cột sống Syndromic 

    Vẹo cột sống Syndromic là một trong các dạng cong vẹo cột sống thứ phát xảy ra sau các hội chứng khác (có thể là hội chứng di truyền hoặc không). Ví dụ như: hội chứng Marfan, hội chứng Ehlers-Danlos, loạn dưỡng cơ, bệnh xương thủy tinh, hội chứng Rett…

    6. Cong vẹo cột sống do thoái hóa 

    các dạng cong vẹo cột sống

    Xảy ra ở 68% số người trên 60 tuổi không có triệu chứng với tỷ lệ hiện mắc ngày càng tăng theo tuổi.

    Bệnh cột sống cong vẹo phát triển ở độ tuổi trung niên hay dấu hiệu cong cột sống bất thường theo thời gian được phân loại là cong vẹo cột sống do thoái hóa. Bệnh khởi phát thường do đĩa đệm bị thoái hóa dẫn đến cột sống xẹp lún và làm ảnh hưởng đến hình dạng tự nhiên của cột sống. 

    Một số trường hợp cong vẹo cột sống khởi phát từ sụn lún các đốt sống do loãng xương.

    II. Dấu hiệu nhận biết chung cho các dạng cong vẹo cột sống 

    Các dấu hiệu và triệu chứng để nhận biết người bị cong vẹo cột sống bao gồm: 

    • Vai không cân xứng (bên thấp bên cao).
    • Phần xương bả vai nhô ra một cách bất thường.
    • Các gai đốt sống không thẳng hàng.  
    • Một bên hông cao hơn bên còn lại, chân cao chân thấp. 
    • Nếu bị gù sẽ quan sát thấy lưng tròn, vai thấp và đầu ngả ra phía trước.

    Ngoài ra, các dạng cong vẹo cột sống nặng ở người lớn sẽ gây đau đớn và một số triệu chứng khác so với cong vẹo cột sống bẩm sinh như:

    • Đau thắt lưng, cứng khớp.
    • Căng cơ ở lưng và chân. 
    • Đau do thần kinh bị chèn ép.
    • Một số trường hợp gây mất chức năng vận động.
    • Mệt mỏi, khó thở.

    Tùy vào tình trạng biến dạng mà các dạng cong vẹo có thể có phương pháp điều trị khác nhau, chẳng hạn như: dùng thuốc, vật lý trị liệu, các phương pháp không dùng thuốc (xoa bóp, nắn chỉnh trị liệu, châm cứu, …) đeo nẹp lưng, hay cuối cùng là phẫu thuật. Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường ở phần cột sống thắt lưng, hãy đến thăm khám với bác sĩ ngay để kịp thời điều trị nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Hữu Đức Minh

    Chỉnh hình · Phòng khám DayCare - DayCare Clinic&Spa


    Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 28/12/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo