backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Chốc đầu (Nấm da đầu)

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

Chốc đầu (Nấm da đầu)

Tìm hiểu chung

Bệnh chốc đầu (nấm da đầu) là gì?

Bệnh chốc đầu (nấm da đầu) là một tình trạng do nhiễm nấm. Bệnh còn có tên sâu tròn là do nấm tạo nên các vết tròn trên da, thường phẳng ở trung tâm và gờ nhô cao lên. Loại nhiễm nấm này ảnh hưởng đến da đầu, làm trụi tóc, gây các mảng nhỏ ngứa và da đầu bị bong tróc.

Bệnh chốc đầu (nấm da đầu) là một nhiễm trùng rất dễ lây qua tiếp xúc từ người sang người hoặc bằng cách chia sẻ lược, khăn, mũ hoặc gối.

Mức độ phổ biến của bệnh chốc đầu (nấm da đầu)

Bệnh chốc đầu (nấm da đầu) rất phổ biến, là một trong những vấn đề về da phổ biến nhất gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 4-14. Tuy nhiên, bệnh có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ hơn và cả người lớn. Nấm da đầu có thể được quản lý bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chốc đầu (nấm da đầu) là gì?

Các triệu chứng phổ biến nhất của nấm da đầu là các mảng ngứa trên da đầu. Các mảng tóc có thể tróc ra khỏi da đầu, để lại vảy, khu vực màu đỏ hoặc các đốm hói. Bạn có thể thấy các chấm đen nơi tóc đã bị tróc mất. Nếu không điều trị, các khu vực này dần dần lớn lên và lây lan.

Các triệu chứng khác bao gồm:

Trong những trường hợp nặng hơn, có thể phát triển những vết sưng cứng giòn gọi là tổ ong chảy mủ. Điều này có thể dẫn đến các điểm hói vĩnh viễn và để lại sẹo.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn hoặc người thân của bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây bệnh chốc đầu (nấm da đầu)?

Nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu là do một loại nấm có tên là dermatophytes. Nấm này là loại sinh vật phát triển mạnh trên mô chết như móng tay, tóc và các lớp biểu bì da. Dermatophytes thích nơi ấm áp và ẩm, vì vậy chúng phát triển mạnh trên da ướt đẫm mồ hôi. Nếu sống chung với tập thể và vệ sinh kém sẽ làm tăng sự lây lan của bệnh nấm ngoài da này.

Bệnh nấm da đầu lây lan một cách dễ dàng, đặc biệt ở trẻ em. Bạn có thể bị nhiễm nấm do chạm vào da của người bệnh. Nếu sử dụng lược, đồ dùng trên giường hoặc các vật dụng khác đã được sử dụng bởi một người bị nhiễm nấm, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.

Vật nuôi trong nhà như chó và mèo cũng có thể lây lan nấm da. Gia súc như dê, bò, ngựa và lợn cũng có thể là các đối tượng lây lan nấm. Tuy nhiên, những động vật này có thể không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu nào của nhiễm trùng.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh chốc đầu (nấm da đầu)?

Trẻ em 4-14 tuổi có nhiều khả năng phát triển bệnh nấm da đầu, mặc dù thỉnh thoảng bệnh có thể xuất hiện ở người lớn và trẻ nhỏ.

Nấm da đầu xảy ra thường xuyên nhất ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, những người sống tại các khu dân cư đông đúc hoặc những người sống trong điều kiện khí hậu ẩm ướt.

Căn bệnh này có xu hướng nặng hơn ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, như những người có bệnh tiểu đường, AIDS hoặc ung thư.

Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh chốc đầu (nấm da đầu)?

Quan sát trực quan thường đủ để bác sĩ chẩn đoán bệnh nấm da đầu. Bác sĩ có thể sử dụng ánh sáng đặc biệt gọi là đèn Wood để chiếu sáng da đầu và xác định các dấu hiệu của nhiễm trùng.

Bác sĩ cũng có thể lấy một ít da đầu hoặc tóc làm mẫu để xác định chẩn đoán. Sau đó, mẫu được gửi đến phòng thí nghiệm để xác định sự hiện diện của nấm. Quá trình này có thể mất đến ba tuần.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh chốc đầu (nấm da đầu)?

Bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc uống và dầu gội diệt nấm.

Thuốc kháng nấm

Các loại thuốc kháng nấm phổ biến dùng trị bệnh nấm da đầu là griseofulvin (Grifulvin V, Gris-PEG) và terbinafine hydrochloride (Lamisil). Cả hai thuốc này đều cần uống trong khoảng 6 tuần. Cả hai đều có các tác dụng phụ phổ biến, bao gồm tiêu chảy và đau bụng. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng các loại thuốc này với một loại thực phẩm giàu chất béo như bơ đậu phộng hoặc kem.

Các tác dụng phụ khác của griseofulvin bao gồm:

  • Nhạy cảm ánh sáng mặt trời
  • Ói mửa
  • Mệt mỏi
  • Ngất
  • Chóng mặt
  • Phản ứng dị ứng ở những người bị dị ứng với penicillin
  • Nhức đầu
  • Phát ban
  • Mề đay

Các tác dụng phụ có thể khác của terbinafine hydrochloride bao gồm:

  • Đau bụng
  • Ngứa
  • Phát ban
  • Mề đay
  • Mất hương vị hoặc thay đổi khẩu vị
  • Phản ứng dị ứng
  • Đau đầu
  • Sốt
  • Các vấn đề về gan, trong các trường hợp hiếm

Dầu gội diệt nấm

Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc dạng dầu gội để loại bỏ nấm và ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng. Các loại dầu gội có chứa các hoạt chất chống nấm với thành phần ketoconazol hoặc selenium sulfide. Thuốc dạng dầu gội đầu giúp ngăn ngừa các loại nấm lây lan, nhưng không trị hết nấm da đầu. Bạn phải kết hợp cách điều trị này với một loại thuốc uống.

Bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng dầu gội đầu này một vài lần mỗi tuần trong vòng một tháng. Bạn giữ dầu gội trên đầu khoảng năm phút, sau đó gội sạch thuốc.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý bệnh chốc đầu (nấm da đầu)?

Trẻ em có thể quay lại trường học ngay khi bắt đầu điều trị bệnh nấm da đầu, nhưng bạn nên hỏi bác sĩ khi nào là an toàn cho trẻ đến trường lại.

Vật nuôi và các thành viên khác trong gia đình nên được kiểm tra và điều trị nếu cần thiết. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tái nhiễm. Duy trì việc kiểm tra thường xuyên cho tất cả các vật nuôi và yêu cầu bác sĩ thú y kiểm tra tình trạng nấm ngoài da.

Bởi vì các thành viên trong gia đình có thể là những người vận chuyển nấm, một số bác sĩ khuyên các thành viên trong gia đình cũng nên sử dụng thuốc trị nấm dạng dầu gội để giảm số lượng các bào tử và ngăn chặn sự lây nhiễm tái phát.

Bàn chải tóc và lược nên được thay thế hoặc làm sạch bằng chất tẩy như dung dịch thuốc tẩy. Ngoài ra, không dùng chung khăn mặt, lược, mũ hoặc các vật dụng cá nhân khác với các thành viên trong gia đình.

Biện pháp tại nhà như giấm (axit axetic) và dầu cây chè vẫn chưa được chứng minh cải thiện nấm da đầu và hơn nữa có thể gây kích ứng da và làm trầm trọng thêm tình trạng này.

Chữa lành bệnh nấm da đầu rất chậm. Có thể mất hơn một tháng mới thấy cải thiện. Tuy nhiên, bạn hãy kiên nhẫn và tiếp tục dùng tất cả các loại thuốc theo chỉ dẫn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo