backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Chích ngừa cúm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 31/12/2021

Chích ngừa cúm

Virus cúm có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người và kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Một trong những biện pháp đối phó hiệu quả với vấn đề sức khỏe này là chích ngừa cảm cúm.

Vậy, vacxin cúm là gì? Vì sao bạn cần tiêm loại vacxin này? Cần lưu ý gì trước và sau khi tiêm phòng cúm? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Tìm hiểu chung

Chích ngừa cúm là gì?

Tiêm phòng cảm cúm hay chích ngừa cúm là thủ thuật đưa virus cúm bất hoạt (virus chết) vào cơ thể để kích thích kháng thể sản sinh, từ đó tạo thành lớp phòng ngự cho cơ thể trước sự tấn công của chủng vi sinh vật gây bệnh này.

Vì virus cúm có khả năng biến đổi nhanh chóng nên vacxin cúm thường được cải tiến 2 lần/năm. Cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đều khuyến cáo người lớn và trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm phòng cúm hàng năm.

Bạn có thể xem thêm: Những điều cần biết về vắc xin cúm mùa 2018–2019

Vì sao bạn nên tiêm phòng cúm?

biểu hiện cúm

Cúm là một bệnh nghiêm trọng, có thể khiến bạn phải nhập viện và thậm chí dẫn đến tử vong. Mỗi đợt cúm thường không giống nhau và bạn có thể nhiễm cúm theo nhiều cách khác nhau. Ngay cả những người khỏe mạnh có thể mắc bệnh cúm và lây lan cho người khác.

Do đó, chích ngừa cúm theo mùa hàng năm là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh cúm và lây lan cho người khác. Khi có nhiều người tiêm phòng cúm, virus cũng sẽ ít lây lan trong cộng đồng hơn.

Thận trọng/Cảnh báo

Bạn nên lưu ý gì trước khi chích ngừa cảm cúm?

Mỗi độ tuổi sẽ có loại vacxin cúm riêng. Do đó, bạn cần lưu ý tham vấn kỹ lưỡng cùng bác sĩ trước khi tiêm chủng.

Tất cả mọi người đều nên chích ngừa cúm, đặc biệt là những đối tượng dưới đây:

  • Trẻ em từ 6 tháng đến 4 tuổi (59 tháng)
  • Người từ 50 tuổi trở lên
  • Những người bị bệnh phổi mạn tính, tim mạch (trừ cao huyết áp), thận, gan, thần kinh, huyết học hoặc rối loạn chuyển hóa (kể cả bệnh tiểu đường)
  • Những người có hệ miễn dịch kém (suy giảm miễn dịch do thuốc hoặc do HIV)
  • Phụ nữ đang hoặc sẽ mang thai trong mùa cúm và phụ nữ trong hai tuần sau khi sinh
  • Trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 18 tuổi đang được điều trị bằng aspirin dài hạn
  • Những người ở nhà dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc bệnh mạn tính khác
  • Những người bị béo phì (có chỉ số khối cơ thể BMI từ 40 trở lên)
  • Nhân viên y tế

Ngược lại, những đối tượng như sau sẽ không thể tiêm phòng cúm, bao gồm:

  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi
  • Những người bị dị ứng với vacxin cúm hoặc bất kỳ thành phần trong thuốc chủng.

Bạn có thể xem thêm: Bệnh cảm cúm ở người lớn tuổi: Nguy hiểm hơn bạn nghĩ!

Để đảm bảo an toàn, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi chích ngừa cảm cúm nếu:

chích ngừa cảm cúm

  • Bạn bị dị ứng với trứng hoặc bất kỳ thành phần nào trong thuốc chủng
  • Bạn đã từng bị Guillain-Barré (một bệnh gây liệt nghiêm trọng)
  • Tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn không tốt

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện chích ngừa cúm?

Trước khi chích ngừa cúm, bạn sẽ cần:

Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể

Bạn hãy hỏi bác sĩ về việc bổ sung vitamin tổng hợp để tăng cường hệ miễn dịch. Nếu cảm thấy lo lắng, căng thẳng trong thời gian gần đây, bạn có thể thử dùng melatonin kết hợp với một số bài tập co duỗi hoặc yoga để cải thiện.

Ngoài ra, nếu bạn đang dùng thuốc kê toa để cải thiện giấc ngủ, lưu ý không tự ý sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Giảm các loại đường tinh chế và caffeine trong chế độ ăn uống

Nếu bạn thường uống đồ uống chứa caffeine sau buổi trưa thì nên chuyển sang đồ uống không có caffeine. Caffeine và đường tạo ra sự bất ổn trong các mức năng lượng và có thể làm bạn cảm thấy bồn chồn. Khi cơ thể loại thải hầu hết các chất này sẽ giúp bạn thư giãn trước và trong khi làm thủ thuật.

Quy trình chích ngừa cúm diễn ra như thế nào?

bác sĩ khám bệnh và trả lời câu hỏi cho bệnh nhân dịch tả

Mỗi trung tâm, cơ sở y tế có thể có quy trình tiêm phòng cúm riêng. Mặc dù vậy, nhìn chung mọi quy trình chích ngừa cúm đều có những bước cơ bản như sau:

  • Đăng ký thông tin người tiêm phòng cúm
  • Bác sĩ khám tổng quát và tư vấn trước khi tiêm
  • Tiêm vacxin cúm tại phòng tiêm
  • Chờ 30 phút để nhân viên y tế kiểm tra liệu có bất kỳ phản ứng dị ứng hay biến cố ngoài ý muốn nào phát sinh hay không
  • Ra về sau khi bác sĩ xác nhận tình trạng của bạn ổn

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện chích ngừa cúm?

Mặc dù tiêm vacxin cúm tương đối an toàn nhưng đôi khi, bạn cũng có thể gặp phải một số ít tác dụng phụ như:

  • Đau nhức, đỏ hoặc sưng nơi tiêm
  • Sốt nhẹ
  • Đau cơ, khó chịu

Bên cạnh đó, vacxin cúm được tiêm trong da cũng có thể gây căng cứng và ngứa ở vị trí chích ngừa. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng vì tình trạng này chỉ kéo dài khoảng 1 – 2 ngày.

Ngược lại, hãy lập tức gặp bác sĩ nếu bạn có những biểu hiện phản ứng dị ứng với thuốc chủng như sau:

  • Hô hấp khó khăn
  • Khàn tiếng
  • Thở khò khè
  • Nổi phát ban
  • Da nhợt nhạt
  • Suy nhược
  • Nhịp tim nhanh
  • Chóng mặt

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về chích ngừa cúm, xin vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ để hiểu rõ hơn về các chỉ dẫn

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 31/12/2021

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo