backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Chèn ép thần kinh trụ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 24/06/2019

Chèn ép thần kinh trụ

Tìm hiểu về chèn ép thần kinh trụ

Chèn ép thần kinh trụ là gì?

Chèn ép dây thần kinh trụ xảy ra khi dây thần kinh trụ (đi từ vai đến ngón tay út hoặc đeo nhẫn) bị đè nén. Do dây thần kinh trụ nằm gần da hơn, nên không được cơ và xương bảo vệ, dẫn đến nguy cơ xảy ra chèn ép thần kinh trụ càng cao.

Tùy vào vị trí xảy ra chèn ép, tình trạng này sẽ có tên gọi khác nhau:

  • Hội chứng chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay
  • Hội chứng chèn ép thần kinh trụ ở cổ tay

Hội chứng chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay xảy ra nhiều hơn so với hội chứng chèn ép thần kinh trụ ở cổ tay.

Triệu chứng hội chứng chèn ép thần kinh trụ

Những triệu chứng chèn ép thần kinh trụ là gì?

Dây thần kinh trụ giúp các ngón tay có thể cảm giác được, vì vậy bạn có thể cảm nhận các triệu chứng chèn ép thần kinh trụ ở tay khi mắc bệnh. Các dấu hiệu có thể xuất hiện và biến mất trong ngày hoặc nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Các triệu chứng cụ thể sẽ phụ thuộc vào vị trí chèn ép

Triệu chứng chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay

Chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay đôi khi gây ra một cơn đau nhức ở bên trong khuỷu tay.

Các triệu chứng ở khuỷu tay bao gồm:

  • Mất cảm giác ở ngón tay út và đeo nhẫn
  • Nắm đồ vật không chắc
  • Cảm giác kim châm
  • Khó di chuyển ngón tay

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, nó cũng có thể gây ra:

  • Giảm phản xạ ở tay
  • Ngón tay đeo nhẫn và ngón út cong lại
  • Triệu chứng chèn ép thần kinh ở cổ tay

    Hội chứng này thường chỉ gây ra các triệu chứng ở bàn tay, bao gồm:

    • Đau
    • Yếu
    • Ngứa ở ngón tay đeo nhẫn và ngón út
    • Không thể nắm đồ vật chắc
    • Ngón tay di chuyển khó khăn
    • Yếu cơ hoặc giảm phản xạ (ở những trường hợp nghiêm trọng)

    Nguyên nhân gây chèn ép thần kinh trụ

    Những nguyên nhân nào gây chèn ép thần kinh trụ?

    Không có nguyên nhân cụ thể gây chèn ép thần kinh trụ. Trong nhiều trường hợp, việc thực hiện các động tác lặp đi lặp lại với cánh tay hoặc bàn tay có thể gây chèn ép. Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng có thể gây ra tình trạng này, tùy thuộc vào vị trí chèn ép.

    Nguyên nhân gây chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay

    Gập khuỷu tay có thể kéo giãn dây thần kinh trụ, gây kích thích khi dây thần kinh và khiến nó trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Nếu bạn gập khuỷu tay trong thời gian dài hoặc khi ngủ, bạn sẽ cảm thấy rất đau.

    Các hình thức vận động góp phần gây chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay bao gồm:

    • Cong khuỷu tay khi đang lái xe
    • Nghe điện thoại trong thời gian dài
    • Chống cằm trong thời gian dài
    • Giữ một đồ vật trong thời gian dài và không đổi tư thế

    Các nguyên nhân tiềm ẩn khác bao gồm:

    • U nang ở khuỷu tay
    • Chấn thương ở khuỷu tay
    • Sưng và tích tụ dịch ở khuỷu tay sau chấn thương
    • Viêm khớp ở khuỷu tay

    Nguyên nhân gây chèn ép thần kinh trụ ở cổ tay

    Nguyên nhân gây chèn ép thần kinh trụ ở cô tay thường gặp nhất là do u nang lành tính trên khớp cổ tay. Khi u nang phát triển, nó có thể gây áp lực ngày càng tăng lên dây thần kinh.

    Các nguyên nhân có thể khác bao gồm:

    • Hoạt động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như sử dụng búa, khoan tay hoặc búa
    • Hoạt động lặp đi lặp lại trong các môn thể thao, như lái xe hoặc chơi gôn

    Nguy cơ chèn ép thần kinh trụ

    Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ chèn ép thần kinh trụ?

    Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ chèn ép thần kinh trụ như:

    Chẩn đoán và điều trị chèn ép thần kinh trụ

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán chèn ép thần kinh trụ?

    Để tránh tình trạng bàn tay và ngón tay bị mất chức năng và cảm giác trong thời gian dài, bàn cần được chẩn đoán và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

    Nếu bạn có bất kì dấu hiệu chèn ép thần kinh trụ trong hơn một vài tuần, hãy đến gặp bác sĩ.

    Trong quá trình kiểm tra bệnh, bác sĩ sẽ hỏi bạn về bệnh sử, bao gồm những thuốc mà bạn đang dùng.

    Sau khi thảo luận về sức khỏe và bệnh sử, bác sĩ sẽ kiểm tra cánh tay và bàn tay. Trong khi kiểm tra, bác sĩ có thể gập khuỷu tay hoặc cổ tay của bạn để cố gắng tạo ra các triệu chứng và xem liệu dây thần kinh trụ có trượt ra khỏi vị trí không.

    Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra sức mạnh và cảm giác ở bàn tay và ngón tay.

    Tùy thuộc vào đánh giá, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm các xét nghiệm sau:

    • X-quang để kiểm tra khuỷu tay có bị gãy xương hay bất kỳ vấn đề nào khác có thể gây chèn ép không.
    • Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh, trong đó bắc sĩ sẽ đặt các cây kim vào các cơ xung quanh dây thần kinh trụ, để kiểm tra chức năng cơ và xem khả năng hoạt động của dây thần kinh trụ.

    Những phương pháp nào giúp bạn điều trị chèn ép thần kinh trụ?

    Việc điều trị chèn ép thần kinh trụ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh

    Đối với các trường hợp ít nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị điều trị không phẫu thuật trước tiên, bao gồm:

    • Sử dụng thuốc chống viêm để giảm sưng
    • Nẹp khuỷu tay để giữ cho khớp thẳng vào ban đêm
    • Tập các bài vật lý trị liệu để giúp dây thần kinh chuyển động chính xác

    Nếu tình trạng chèn ép thần kinh trụ nghiêm trọng hoặc không các phương pháp điều trị trên thất bại, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để sửa chữa dây thần kinh trụ bị chèn ép.

    Khả năng hồi phục sau phẫu thuật có thể thay đổi từ người này sang người khác, phụ thuộc phần lớn vào quy trình thủ thuật. Kết quả phẫu thuật chèn ép thần kinh trụ thường tốt, và hầu hết người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn chức năng tay.

    Kiểm soát chèn ép thần kinh trụ

    Những biện pháp tại nhà nào giúp bạn kiểm soát và phòng ngừa chèn ép thần kinh trụ?

    Người bệnh có thể áp dụng rất nhiều biện pháp tại nhà để thúc đẩy quá trình chữa bệnh và phục hồi. Những biện pháp này cũng có thể ngăn chặn tình trạng chèn ép dây thần kinh trụ tái phát hoặc xảy ra.

    Các biện pháp này bao gồm:

    • Tránh gập và duỗi khuỷu tay nhiều lần
    • Tư thế ngồi trước máy tính phù hợp, sao cho khuỷu tay không quá cong
    • Duỗi thẳng khuỷu tay khi ngủ
    • Không chống cằm

    Với việc phòng ngừa và điều trị tích cực tại nhà, hầu hết người bệnh đều có thể tránh được tình trạng chèn ép thần kinh trụ.

    Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 24/06/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo