backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Chấy rận (chí rận) và những điều cần biết và cách phòng tránh

Thông tin kiểm chứng bởi: Lan Quan


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 27/09/2023

Chấy rận (chí rận) và những điều cần biết và cách phòng tránh

Bệnh chấy rận là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây ngứa ngáy khó chịu, viêm nhiễm da, thậm chí là nguyên nhân dẫn đến các bệnh sốt như sốt phát ban chấy rận, sốt hồi quy, bệnh sốt chiến hào. 

Việc hiểu rõ về bệnh chấy rận và biện pháp phòng ngừa sẽ giúp chúng ta bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi căn bệnh này. Mời các bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau!

Bệnh chy rn (chí rn) là gì?

Chấy rận hay chí rận là những con côn trùng không có cánh, sống ký sinh và hút máu ở da đầu, thân mình hoặc vùng mu. Chấy rận dễ lây lan trên cơ thể hoặc quần áo và gây viêm da (đỏ, ngứa, sưng) gọi là bệnh chấy rận. Chấy rận được chia làm 3 loại bao gồm:

  • Chấy: thường phổ biến ở các bé gái từ 5 đến 11 tuổi nhưng có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi người
  • Rận: loài này thường sống ở trên quần áo, trên giường và sẽ di chuyển lên da của bạn để hút máu. Chúng thường xuất hiện ở các nơi có điều kiện sống chật chội, đông đúc (như doanh trại quân đội, trại trẻ mồ côi, nhà dưỡng lão…). Bệnh lây qua việc dùng chung quần áo và giường nằm bị nhiễm chấy rận.
  • Rận mu: thường thấy trên da và lông ở vùng mu. Ngoài ra, rận mu cũng có thể được tìm thấy trên lông ngực, lông mày hoặc lông mi, râu.

Bệnh chấy rận: Triệu chứng và biến chứng

triệu chứng bệnh chấy rận

1. Triệu chứng

Nhiều người thường thắc mắc nhiễm chấy rận có triệu chứng gì hay dấu hiệu đầu có chấy hoặc cách nhận biết đầu có chấy… Những thông tin dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc này của bạn một cách tường tận.

Người bị nhiễm chấy rận thường có các triệu chứng sau:

Nhiễm chấy:

  • Ngứa da đầu dữ dội kèm theo các vết xước do cào gãi
  • Nổi mẩn đỏ tại vùng da bị ảnh hưởng
  • Cảm giác có con gì bò trên tóc
  • Có chấy, trứng chất xuất hiện trên da đầu
  • Đau nhức da đầu

Nhiễm rận cơ thể: 

  • Ngứa dữ dội ở vùng da bị ảnh hưởng
  • Trên vai, mông và bụng xuất hiện
    • Những điểm nhỏ màu đỏ xuất hiện trên da do vết rận cắn
    • Có các vết xước
    • nổi mày đay
    • Nhiễm khuẩn bề mặt
  • Rận, trứng có thể có mặt trên lông cơ thể hoặc ẩn nấp trong các mép gấp, đường may quần áo

Nhiễm rận mu:

  • Ngứa ngáy ở vùng da bị ảnh hưởng
  • Có các vết xước, hạch bạch huyết sưng to hoặc viêm hạch
  • Các dát trên da màu xám nhạt, xanh phân bố ở thân mình, mông, và đùi (tác dụng chống đông máu của nước bọt trong khi rận hút máu). Đây là dấu hiệu không thường gặp nhưng lại là triệu chứng đặc trưng của sự xâm nhập của rận mu.
  • Ngứa mắt, bỏng rát và kích ứng.

2. Những biến chứng thường gặp

Chấy rận hút máu gây ngứa ngáy khó chịu. Chất độc ở tuyến nước bọt tiêm vào da có thể dẫn đến mệt mỏi và tạo cảm giác bị bệnh. Ngoài ra, tình trạng nhiễm chấy rận còn có thể là nguyên nhân gây bội nhiễm da và lây truyền một số bệnh truyền nhiễm khác. :

Sốt phát ban chấy rận

Mầm bệnh là Rickettsia prowazekii, phát triển ở tế bào thành dạ dày của chấy rận, được thải ra ngoài theo phân. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua vết xước. Bệnh diễn biến cấp tính với biểu hiện: đau đầu, sốt, cảm giác nóng lạnh và đau toàn thân. Nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến tử vong với tỷ lệ tử vong tăng theo tuổi từ 10 – 40%.

Sốt hồi quy chấy rận

Mầm bệnh là Borrelia recurrentis, thường do chấy rận truyền. Mầm bệnh được lưu thông trong dịch tuần hoàn của rận, truyền sang người khi rận bị giập nát thông qua vết xước trên da. Triệu chứng của bệnh sốt hồi quy chấy rận là người bệnh có từng đợt sốt trong 2 – 9 ngày đan xen với 2 – 4 ngày không sốt.

Sốt chiến hào

Mầm bệnh là Rickettsia quintana. Bệnh thường xảy ra ở những binh lính sống trong hầm hào thiếu vệ sinh. Bệnh đôi khi phát thành dịch lớn. Bệnh lây nhiễm do tiếp xúc với phân rận giống như bệnh sốt phát ban.

Bệnh chấy rận được lây truyền như thế nào?

bệnh chấy rận lây nhiễm như thế nào

Bạn có thể bị nhiễm chí rận nếu tiếp xúc với chúng hoặc trứng của chúng. Trứng chấy sẽ nở trong khoảng hai tuần. Chấy rận thường lây lan qua:

  • Tiếp xúc trực tiếp đầu với đầu và cơ thể với cơ thể. Thường xảy ra ở trẻ em hoặc các thành viên trong cùng một gia đình
  • Dùng chung lược, quần áo hoặc mũ với người bị chấy
  • Để quần áo chung với nhau
  • Tiếp xúc qua các nội thất có chấy rận sinh sống như giường ngủ, chăn mền… Chấy rận có thể sống hai ngày bên ngoài cơ thể vật chủ
  • Rận mu lây truyền bằng quan hệ tình dục.

Chẩn đoán và điều trị

chẩn đoán bệnh chấy rận

Chn đoán

Chẩn đoán bệnh chấy rận dựa vào các yếu tố khai thác dịch tễ, triệu chứng trên lâm sàng và tìm thấy chấy rận bằng các phương pháp đơn giản, dễ thực hiện. Thông thường, có thể tìm thấy trứng chấy rận hoặc con trưởng thành ở các vùng da, lông bị nhiễm bệnh qua mắt thường. Một số trường hợp có thể sử dụng băng dính dán nhặt trứng chấy rận và con trưởng thành trên vùng da, lông bị tổn thương và soi dưới kính lúp hoặc kính hiển vi điện tử. Một số trường hợp triệu chứng không rõ ràng có thể nạo tổn thương để chẩn đoán phân biệt với nhiễm vi nấm.

Đối với rận mu, có thể sử dụng kính lúp hoặc soi bệnh phẩm cạo tổn thương trên lam kính và soi dưới kính hiển vi. Bệnh chấy rận cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh như bệnh ghẻ, ngứa vùng hậu môn sinh dục do các căn nguyên khác, nhiễm nấm nông, viêm da nhờn…

Điu tr bnh chy rn (chí rn) 

Việc điều trị chấy theo kinh nghiệm dân gian là loại bỏ chấy rận bằng tay, dùng lược dày (chải từ chân tóc/lông đến ngọn), dùng hạt na, bách bộ… để gội đầu diệt chấy. Thực tế là việc loại bỏ chấy rận bằng phương pháp này thường không loại trừ hết được trứng chấy rận.

Ngoài ra, bạn có thể diệt chấy bằng cách dùng dầu gội trị chấy, kem, lotion. Một số loại bao gồm permethrin (Nix ®), Elimite ®) dùng một lần; pyrethrins (Rin ® , R và C ® , A-200 ®) dùng trong 7 ngày và lindane (Kwell ® , theo kê toa) dùng trong 7 ngày.

Lưu ý là bạn chỉ nên dùng các loại thuốc diệt chấy khi đã được hướng dẫn đầy đủ. Sử dụng quá liều thuốc có thể khiến bạn nổi mẩn đỏ và ngứa da.

Đi kèm với việc điều trị bạn nên tự chăm sóc bản thân mình để chấy rận không còn quay trở lại. Hãy đảm bảo trứng chấy đã được loại bỏ hoàn toàn khỏi tóc, quần áo, đồ dùng cá nhân, giường và đồ nội thất.

Ngăn ngừa

Bạn nên thực hiện các việc sau nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm chấy rận:

  • Kiểm tra đầu của tất cả thành viên trong gia đình để ngăn chặn sự lây nhiễm chấy
  • Ngâm lược và bàn chải ít nhất 1 tiếng trong dầu gội trị chấy, thuốc sát trùng, nước nóng hoặc cồn sát trùng vết thương
  • Tái khám nếu triệu chứng không thuyên giảm sau 1 tuần hoặc bạn đã áp dụng các biện pháp điều trị nhưng không mang lại hiệu quả hoặc bị tái nhiễm chấy rận
  • Không cho trẻ đến trường, tham gia các hoạt động công cộng cho tới khi diệt hết chấy rận
  • Giữ trẻ tránh xa trường học, nhà trẻ hoặc khu cắm trại cho tới khi bác sĩ cho phé
  • Giặt quần áo, giường chiếu, gối, thú nhồi bông và đồ nội thất bằng vải. Ngâm với nước nóng 55 độ C trong 20 phút, sấy khô bằng máy sấy nóng hoặc phơi dưới trời nắng gắt.
  • Để quần áo không thể giặt vào một túi nhựa buộc kín trong 2 tuần trước khi giặt khô.
  • Lau dọn nhà cửa.
  • Để phòng chống rận bẹn phải cắt sạch lông vùng bị nhiễm, tắm rửa sạch sẽ để chống nhiễm trùng vết đốt.

Bệnh chấy rận thường không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng tuy bệnh có thể gây ra những vấn đề sức khỏe đáng kể. Việc phát hiện và điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa những tác động tiêu cực này, bảo vệ sức khỏe.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Thông tin kiểm chứng bởi:

Lan Quan


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 27/09/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo