backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Chậm phát triển tâm thần

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 07/11/2023

Chậm phát triển tâm thần

Chậm phát triển tâm thần (CPT) là một khuyết tật của sự phát triển trí não, đặc trưng bởi trí thông minh thấp hơn so với bình thường, chỉ số IQ nhỏ hơn 70 và các kỹ năng sinh hoạt hằng ngày cũng bị hạn chế. CPT có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau.

Vậy bệnh chậm phát triển tâm thần là gì, có cách nào chữa khỏi bệnh hay không? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau.

Tìm hiểu chung

Chậm phát triển tâm thần là bệnh gì?

Khuyết tật trí tuệ, từng được gọi là bệnh chậm phát triển tâm thần, đặc trưng bởi trí thông minh dưới mức trung bình hoặc không có trí tuệ và thiếu các kỹ năng cần thiết cho sinh hoạt thường ngày. Người chậm phát triển tâm thần có thể học và làm các kỹ năng mới, nhưng thường chậm. Có nhiều mức độ khác nhau của chậm phát triển tâm thần, từ mức độ nhẹ đến nặng.

Trường hợp nặng của bệnh thường được chẩn đoán lúc trẻ mới sinh. Tuy nhiên, bạn có thể không nhận ra con mình bị dạng nhẹ của chậm phát triển tâm thần cho đến khi chúng không phát triển bình thường. Hầu như tất cả các trường hợp, bác sĩ thường chẩn đoán bệnh trước khi trẻ được 18 tuổi.

Người khuyết tật trí tuệ có những hạn chế trong hai lĩnh vực, bao gồm:

  • Chức năng trí tuệ: còn được gọi là IQ, chỉ số này đề cập đến khả năng học hỏi, suy luận, đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề của một người;
  • Hành vi thích nghi: đây là những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày, chẳng hạn như khả năng giao tiếp hiệu quả, tương tác với những người khác và tự chăm sóc bản thân.

Phân loại

chậm phát triển tâm thần

Phân loại theo mức độ

Theo mức độ, khuyết tật trí tuệ được chia thành 3 loại:

  • Chậm phát triển tâm thần nhẹ: Chỉ số IQ từ 50 đến 70. Trẻ em bị CPT nhẹ có thể học và làm các kỹ năng cơ bản như đọc, viết, tính toán, và có thể sống độc lập khi trưởng thành.
  • Chậm phát triển tâm thần trung bình: Chỉ số IQ từ 35 đến 49. Trẻ em bị CPT trung bình gặp khó khăn hơn trong việc học và làm các kỹ năng cơ bản, và cần sự hỗ trợ của người khác để sống độc lập.
  • Chậm phát triển tâm thần nặng: Chỉ số IQ dưới 35. Trẻ em bị CPT nặng gặp rất nhiều khó khăn trong việc học và làm các kỹ năng cơ bản, và cần sự chăm sóc và hỗ trợ hoàn toàn của người khác.

Phân loại theo nguyên nhân

Theo nguyên nhân, bệnh chậm phát triển tâm thần có thể được chia thành 2 loại:

  • Chậm phát triển tâm thần do nguyên nhân di truyền: những bất thường trong gen hoặc nhiễm sắc thể gây ra. Bệnh do nguyên nhân di truyền thường có tính chất gia đình và có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.
  • Chậm phát triển tâm thần do nguyên nhân mắc phải: các yếu tố bên ngoài tác động lên sự phát triển của trí não trong thời kỳ mang thai, sinh nở hoặc sau sinh. Các yếu tố này bao gồm:
    • Các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như rubella, sởi, quai bị, cytomegalovirus, toxoplasma,…
    • Các chất độc, chẳng hạn như chì, thủy ngân, benzen,…
    • Các vấn đề về dinh dưỡng, chẳng hạn như suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A,…
    • Các vấn đề về sinh lý, chẳng hạn như chấn thương sản khoa, thiếu oxy não,…

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chậm phát triển tâm thần là gì?

Các triệu chứng thường gặp của chậm phát triển tâm thần bao gồm:

  • Không đáp ứng các tiêu chuẩn về trí tuệ
  • Ngồi, bò hoặc đi muộn hơn những đứa trẻ khác
  • Gặp vấn đề khi học nói chuyện hay gặp khó khăn để nói rõ ràng
  • Có vấn đề về trí nhớ
  • Không có khả năng hiểu được những hậu quả của các hành động
  • Không có khả năng suy nghĩ logic
  • Có hành vi không phù hợp với lứa tuổi của trẻ
  • Thiếu sự tò mò
  • Khó khăn trong học tập
  • IQ dưới 70
  • Không có khả năng sống một cuộc sống bình thường do những thách thức trong giao tiếp, chăm sóc bản thân hoặc tương tác với những người khác.

Nếu con bạn mắc chậm phát triển tâm thần, chúng có thể sẽ gặp phải một số vấn đề về hành vi sau đây:

  • Hiếu chiến
  • Phụ thuộc
  • Rút khỏi các hoạt động xã hội
  • Hành vi gây sự chú ý
  • Trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên
  • Thiếu kiểm soát xung động
  • Thụ động
  • Khuynh hướng tự gây thương tích
  • Bướng bỉnh
  • Tự trọng thấp
  • Dễ dàng chấp nhận thất bại
  • Rối loạn tâm thần
  • Khó khăn trong việc tập trung.

trẻ em khuyết tật trí tuệ nặng hay trầm trọng sẽ có vấn đề sức khỏe khác, bao gồm co giật, rối loạn cảm xúc (lo lắng, tự kỷ, v.v.), suy giảm khả năng vận động, các vấn đề thị giác hoặc các vấn đề thính giác.

Con bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh chậm phát triển tâm thần?

Một số nguyên nhân gây ra bệnh chậm phát triển tâm thần bao gồm:

  • Bệnh di truyền: bao gồm những bệnh như hội chứng Down và hội chứng suy yếu nhiễm sắt thể X;
  • Các vấn đề xảy ra trong quá trình mang thai: những vấn đề có thể gây trở ngại cho sự phát triển não bộ của thai nhi bao gồm sử dụng rượu hoặc ma túy, suy dinh dưỡng bào thai, một số nhiễm trùng hoặc tiền sản giật;
  • Các vấn đề xảy ra trong khi sinh: khuyết tật trí tuệ có thể xảy ra nếu bé bị thiếu oxy trong khi sinh hoặc sinh cực non;
  • Bệnh tật hoặc chấn thương: các nhiễm trùng như viêm màng não, ho gà hoặc bệnh sởi có thể dẫn đến khuyết tật trí tuệ. Chấn thương nặng ở đầu, suýt chết đuối, suy dinh dưỡng cực nặng, nhiễm trùng trong não, tiếp xúc hoặc lạm dụng các chất độc hại như chì cũng có thể gây ra bệnh;
  • Nguyên nhân khác: trong 2/3 trẻ bị khuyết tật trí tuệ, các nguyên nhân gay ra bệnh vẫn chưa được rõ ràng.

Nguy cơ mắc phải

chậm phát triển tâm thần

Những ai thường mắc bệnh chậm phát triển tâm thần?

Chậm phát triển tâm thần có thể cảnh hưởng đến bất kì ai trong mọi lứa tuổi.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh chậm phát triển tâm thần?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải chậm phát triển tâm thần, chẳng hạn như:

  • Có người cùng huyết thống, chẳng hạn như cha mẹ hoặc anh chị em ruột, mắc bệnh tâm thần
  • Căng thẳng trong cuộc sống, chẳng hạn như vấn đề tài chính, mất người thân hoặc ly dị
  • Bệnh mạn tính, chẳng hạn như tiểu đường
  • Tổn thương não do chấn thương nghiêm trọng, chẳng hạn như cú đánh mạnh vào đầu
  • Trải qua chấn thương, chẳng hạn như chiến đấu trong quân đội hoặc bị tấn công
  • Sử dụng rượu hoặc chất kích thích
  • Bị lạm dụng hoặc bỏ rơi khi còn nhỏ
  • Có ít bạn hoặc các mối quan hệ không tốt
  • Từng mắc bệnh tâm thần.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh chậm phát triển tâm thần?

Để chẩn đoán bệnh, con bạn phải có trí tuệ và kỹ năng thích nghi dưới mức trung bình. Bác sĩ sẽ thực hiện đánh giá gồm ba phần:

  • Phỏng vấn bạn
  • Quan sát con bạn
  • Kiểm tra các tiêu chuẩn.

Con bạn sẽ được kiểm tra trí thông minh tiêu chuẩn, chẳng hạn như kiểm tra trí thông minh Stanford-Binet. Bài kiểm tra này sẽ giúp bác sĩ xác định chỉ số IQ của trẻ. Bác sĩ cũng có thể sử dụng các kiểm tra khác như thước đo hành vi thích ứng Vineland để đánh giá về kỹ năng sống hàng ngày và khả năng về xã hội của con bạn so với những đứa trẻ khác trong cùng nhóm tuổi.

Đặc biệt, bạn cần phải nhớ rằng trẻ sống ở các nền văn hóa và tình trạng kinh tế xã hội khác nhau có thể biểu hiện khác nhau trên những bài kiểm tra này. Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ xem xét kết quả bài kiểm tra, phỏng vấn và quá trình quan sát trẻ.

Một số xét nghiệm và kỹ thuật hình ảnh cũng có thể được thực hiện, giúp bác sĩ phát hiện các rối loạn chuyển hóa và di truyền, cũng như các vấn đề về cấu trúc trong não trẻ. Các bệnh khác, chẳng hạn như mất thính lực, rối loạn học tập, rối loạn thần kinh và các vấn đề về tình cảm cũng có thể gây ra chậm phát triển. Nếu trẻ có bất thường về thể chất mà có liên quan đến rối loạn di truyền hoặc trao đổi chất, một loạt các xét nghiệm có thể được thực hiện để xác định chẩn đoán, bao gồm các xét nghiệm máu, nước tiểu, hình ảnh để tìm các vấn đề cấu trúc trong não hoặc điện não đồ (EEG) để tìm kiếm bằng chứng động kinh. Bác sĩ cần loại trừ các bệnh lý trước khi xác định con bạn bị chậm phát triển tâm thần.

Ở trẻ em chậm phát triển, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm để loại trừ các vấn đề khác, trong đó có vấn đề về thính giác và rối loạn thần kinh. Nếu không có nguyên nhân khác gây ra chậm phát triển, con bạn sẽ được làm các kiểm tra chính thức.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh chậm phát triển tâm thần?

Con bạn cần những tham vấn liên tục để giúp chúng đối phó với tình trạng khuyết tật. Bạn sẽ làm một kế hoạch trong đó mô tả các nhu cầu của trẻ. Kế hoạch này cũng sẽ nêu chi tiết các nhu cầu mà con bạn sẽ cần để giúp chúng có thể phát triển bình thường. Nhu cầu của gia đình bạn cũng sẽ được đề cập trong kế hoạch.

Mục tiêu chính của việc điều trị là để giúp trẻ đạt đầy đủ tiềm năng trong lĩnh vực giáo dục, kỹ năng xã hội và kỹ năng sống. Phương pháp điều trị bao gồm liệu pháp hành vi, trị liệu nghề nghiệp, tư vấn và trong một số trường hợp, có cả thuốc.

Bạn có thể quan tâm:

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh chậm phát triển tâm thần?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh chậm phát triển tâm thần nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Tìm hiểu tất cả mọi thứ về khuyết tật trí tuệ: càng biết nhiều, bạn có thể hỗ trợ tốt hơn cho con mình;
  • Khuyến khích trẻ độc lập: Hãy để con bạn trải nghiệm những điều mới lạ và khuyến khích trẻ tự làm những việc của mình. Bạn chỉ hướng dẫn khi cần thiết và hãy phản hồi tích cực khi con bạn làm điều gì đó tốt hay làm chủ một điều gì đó mới lạ;
  • Để trẻ hòa nhập vào các hoạt động nhóm: tham gia một lớp văn nghệ hoặc tham gia tổ chức tình nguyện sẽ giúp con bạn xây dựng các kỹ năng xã hội;
  • Theo sát trẻ: bằng cách giữ liên lạc với giáo viên, bạn sẽ có thể theo dõi sự tiến bộ của con mình và củng cố những gì trẻ được học tại trường bằng cách thực hành tại nhà;
  • Hãy kết bạn với các bố mẹ khác có trẻ khuyết tật trí tuệ: họ có thể tư vấn và hỗ trợ tinh thần cho bạn một cách tuyệt vời.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 07/11/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo