backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Phẫu thuật điều trị ung thư vú: Bạn sẽ có những lựa chọn nào?

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 19/10/2022

    Phẫu thuật điều trị ung thư vú: Bạn sẽ có những lựa chọn nào?

    Phẫu thuật thường là phương pháp đầu tiên được sử dụng trong điều trị ung thư vú. Theo đó, tùy vào mục đích và mức độ tác động mà phẫu thuật điều trị ung thư vú được chia thành nhiều loại khác nhau. 

    Để tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật và những lợi ích mà chúng mang lại, mời bạn tham khảo bài viết sau.

    Tổng quan về phẫu thuật điều trị ung thư vú

    Hầu hết bệnh nhân ung thư vú đều cần tiến hành một loại phẫu thuật nào đó để: 

    Để lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp, bạn cần hiểu rõ về cơ chế, lợi ích cũng như nguy cơ của từng phương pháp cụ thể.

    Các lựa chọn phẫu thuật điều trị ung thư vú hiện nay

    Phẫu thuật bảo tồn vú

    Phẫu thuật bảo tồn là loại phẫu thuật chỉ loại bỏ các tế bào ung thư hoặc khối u trong vú. Nó cũng loại bỏ một phần nhỏ các mô khỏe mạnh xung quanh. Đây thường là lựa chọn tốt cho những bệnh nhân ung thư vú giai đoạn đầu. Lượng mô vú bị loại bỏ phụ thuộc vào vị trí, độ lớn của khối u cũng như các yếu tố khác.

    Phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú

    Phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú

    Đây là phẫu thuật loại bỏ toàn bộ vú, bao gồm các mô vú và đôi khi cả các mô lân cận. Có nhiều thủ thuật giúp loại bỏ toàn bộ tuyến vú. Bác sĩ thường cắt bỏ một bên vú, nhưng đôi khi sẽ cắt cả 2 bên để:

    • Ngăn ngừa khả năng mắc ung thư vú ở bệnh nhân có nhiều nguy cơ.
    • Giảm nguy cơ tái phát bệnh ở vú còn lại đối với bệnh nhân đã mắc ung thư.

    Phẫu thuật hạch bạch huyết

    Loại phẫu thuật điều trị ung thư vú này được thực hiện nhằm xem xét liệu ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết gần vú chưa. Đây được xem là một thủ thuật quan trọng giúp xác định giai đoạn của bệnh. Phẫu thuật hạch bạch huyết có hai loại chính, có thể được thực hiện kết hợp với phẫu thuật loại bỏ tế bào ung thư hoặc như một phẫu thuật riêng biệt: 

    • Sinh thiết hạch bạch huyết (sinh thiết hạch lính gác – SLNB): Bác sĩ cắt lấy một hoặc một vài hạch bạch huyết để tiến hành kiểm tra xem có tế bào ung thư hay không. Nếu không tìm thấy tế bào ung thư, nhiều khả năng bạn sẽ không cần phải loại bỏ thêm hạch bạch huyết nào nữa.
    • Phẫu thuật nạo hạch nách (ALND): ALND được thực hiện nếu bác sĩ tìm thấy tế bào ung thư khi tiến hành sinh thiết hạch bạch huyết. Trong phẫu thuật ALND, bác sĩ sẽ loại bỏ 10-40 hạch bạch huyết (nhưng thường là dưới 20) dưới cánh tay. 

    Phẫu thuật tái tạo vú

    Nhiều phụ nữ lựa chọn phục hồi vú sau các phẫu thuật điều trị chính. Các phẫu thuật này được gọi là phẫu thuật tái tạo vú. Bạn có thể được tái tạo vú ngay lúc phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc sau đó. Bác sĩ thường sử dụng da và mỡ được lấy từ bộ phận khác của cơ thể để sao chép hình dạng ngực ban đầu. Ngoài ra, mô cấy chứa nước muối hay silicon cũng có thể được dùng để tạo hình ngực.

    Điều trị hỗ trợ phẫu thuật ung thư vú

    Bác sĩ có thể kết hợp các phương pháp khác để hỗ trợ phẫu thuật:

    • Hóa trị: Hóa trị được sử dụng trước hoặc sau khi phẫu thuật. Trước phẫu thuật, hóa trị có thể thu nhỏ khối u, đồng thời giúp bác sĩ xem xét phản ứng của chúng đối với thuốc hóa trị. Sau phẫu thuật, phương pháp này giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại hoặc đã di căn và ngăn ngừa nguy cơ tái phát ung thư.
    • Xạ trị: Xạ trị cũng mang lại những lợi ích tương tự hóa trị khi thực hiện trước hoặc sau phẫu thuật. 

    Bạn cần ghi nhớ điều gì?

    Phẫu thuật điều trị ung thư vú là một cuộc đại phẫu, vì thế bạn có thể cảm thấy băn khoăn và lo lắng khi tìm hiểu về phương pháp này. Việc trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn phẫu thuật và điều trị hỗ trợ liên quan sẽ giúp bạn hiểu rõ và lựa chọn được phác đồ phù hợp. 

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 19/10/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo