backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Nhân giáp

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Nhân giáp

Tìm hiểu chung

Nhân giáp là bệnh gì?

Nhân giáp là các khối tròn hoặc bầu dục trong tuyến giáp, có thể do tình trạng sưng mạn tính hoặc xơ hóa mô phần bất thường của tuyến giáp mà không được điều trị hoặc chẩn đoán thích hợp gây ra.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân giáp là gì?

Tuyến giáp tạo ra hormone tuyến giáp. Hầu hết các nhân giáp không làm thay đổi lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể. Phần lớn thời gian, chúng không sản xuất nhiều hơn, nhưng một số nguyên nhân gây ra “tuyến hình bướm’ tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp, điều này có thể gây ra các triệu chứng.

Do có chứa lượng hormone tuyến giáp cao, các triệu chứng thường gặp của nhân giáp là:

Một số người không có bất kỳ triệu chứng nào. Đôi khi, các dấu hiệu kỳ lạ đơn giản chỉ một chút cảm giác khó khăn khi nuốt hoặc đau cổ. Họ có thể phát hiện ra mình bị nhân giáp khi bác sĩ hoặc y tá cảm nhận thấy bệnh khi khám bệnh, phát hiện nhân hơi cứng hoặc các vùng mật độ không đều ở một hoặc có thể là cả hai bên thùy giáp.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Trong bối cảnh bình thường, chẩn đoán các nhân giáp xảy ra trong quá trình khám tổng quát hoặc được chỉ định siêu âm cổ tầm soát.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh nhân giáp?

Nhân giáp xảy ra nhiều trong khu vực mà người dân thiếu i-ốt. Các nguyên nhân gây nhân giáp có liên quan với gen gia đình hoặc các yếu tố môi trường.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh nhân giáp?

Tình trạng sức khỏe này rất phổ biến, là một trong những rối loạn nội tiết phổ biến nhất và khởi đầu bởi một tình trạng lành tính (bướu cổ). Nhưng đôi khi, nhân giáp được gây ra bởi tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn chẳng hạn như ung thư.

Bệnh này thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Một biện pháp phòng ngừa tốt nếu bạn muốn có thai nhưng bị tình trạng như vậy thì không nên điều trị bằng i-ốt phóng xạ, mặc dù đây là một trong những cách điều trị hiệu quả đối với nhân giáp. Và do đó, bạn nên hoãn mang thai ít nhất 6 tháng khi đang điều trị nhân giáp.

Bệnh có thể ảnh hưởng bất kì ai trong mọi lứa tuổi và khởi phát có thể ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống.  Tỷ lệ mắc bệnh này ở người lớn là 12%. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhân giáp?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhân giáp, chẳng hạn như:

  • Có thành viên trong gia đình từng bị bướu cổ;
  • Sinh ra trong khu vực thiếu muối i-ốt, đặc biệt là ở phụ nữ;
  • Yếu tố môi trường (ô nhiễm, thuốc trừ sâu, v.v.);
  • Lạm dụng thuốc nội tiết tố hoặc các loại thuốc truyền thống Trung Quốc.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nhân giáp?

Dựa vào sinh thiết và nghiên cứu về các dòng tế bào đưa đến các cách phân loại sau:

  • Tiêu chuẩn hình thái: u tuyến, tăng sản;
  • Tiêu chuẩn chức năng: nhân giáp nóng, nhân giáp lạnh và các nhân bình thường;
  • Tiêu chuẩn phân tử: các đột biến của vùng trên gen khởi đầu sự tăng sinh các tế bào nhân chưa tăng trưởng, ức chế mô tuyến giáp bình thường bao quanh các nhân.

Chẩn đoán bệnh bằng các phương pháp sau:

  • Trong khám tổng quát;
  • Nếu không có hạch;
  • Bất thường nồng độ hormone tuyến giáp liên quan đến chức năng của các nhân.

Các xét nghiệm liên quan:

  • Calcitonin cũng có thể được kiểm tra;
  • TPO-Ab (kháng thể) âm tính trong 90% trường hợp;
  • Nhân giáp tương quan với bệnh bướu cổ có thể cần phải xạ hình;
  • FNA: sinh thiết thông thường;
  • PDG-PET được chỉ định khi nghi ngờ ung thư.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nhân giáp?

Nhân giáp được điều trị theo những cách khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể nhiều tới mức nào. Các phương pháp điều trị khác nhau bao gồm:

  • Chờ và xem. Các bác sĩ không xử lý nhân giáp ngay lập tức. Nếu nhân lớn nhanh hơn và gây tình trạng bất thường cho bệnh nhân thì cần điều trị;
  • Dùng thuốc. Thuốc liên quan đến hormone được sử dụng để làm nhỏ các nhân giáp;
  • I-ốt phóng xạ. Phương pháp này được sử dụng để tiêu diệt nhiều mô tuyến giáp, v.v.
  • Phẫu thuật để loại bỏ các nhân giáp;
  • Thủ thuật để thoát dịch từ nhân giáp nếu nó chứa đầy dịch.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhân giáp?

Bạn nên tránh các yếu tố nguy cơ và có chế độ sinh hoạt khỏe mạnh hằng ngày như tập thể dục, ăn rau quả, v.v.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo