backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Bệnh Meniere

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Bệnh Meniere

Định nghĩa

Bệnh Meniere là gì?

Meniere là một bệnh mãn tính khá phổ biến, ảnh hưởng đến tai trong. Bệnh này có thể chỉ ảnh hưởng ở một bên tai nhưng đôi khi có thể cả 2 bên đều bị. Những người mắc phải bệnh này có thể sẽ bị ù tai kéo dài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh có thể sẽ bị mất thính giác vĩnh viễn.

Những ai thường mắc bệnh Meniere?

Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh phổ biến ở người từ 40 đến 50 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh Meniere là gì?

Các dấu hiệu chính của bệnh Meniere bao gồm:

  • Nghe kém;
  • Ù tai;
  • Chóng mặt;
  • Cảm thấy có áp lực ở tai.
  • Buồn nôn;
  • Nhức đầu;
  • Không kiểm soát được cử động của mắt.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:

  • Có các triệu chứng khác thường như sốt hoặc đau đầu;
  • Chóng mặt không rõ nguyên nhân;
  • Mất thính lực hoặc mất thị lực tạm thời, xảy ra thường xuyên;
  • Ù một bên tai;
  • Hoa mắt, có thể kèm theo sốt;
  • Mất ý thức.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh Meniere là gì?

Bệnh Meniere vẫn chưa được biết rõ nguyên nhân. Bệnh có thể xảy ra khi áp lực chất dịch trong tai quá cao. Trong một số trường hợp, bệnh này có thể liên quan đến:

  • Chấn thương đầu;
  • Nhiễm trùng tai giữa hoặc tai trong;
  • Sử dụng rượu;
  • Tiền sử bệnh gia đình;
  • Hút thuốc.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh Meniere?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc Meniere bao gồm:

  • Tai trong bị ứ nước do có dị vật trong tai;
  • Rối loạn tự miễn;
  • Bị dị ứng;
  • Bị khuyết tật gen bẩm sinh;
  • Chấn thương vùng đầu;

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh Meniere?

Chế độ ăn ít muối và sử dụng thuốc lợi tiểu được sử dụng để làm giảm áp lực tai trong. Tránh ánh sáng, xem TV hoặc đọc sách khi cơn đau diễn ra. Tập thể dục thường xuyên, hạn chế cả phê, rượu hoặc các chất có cồn.

Đối với những triệu chứng xảy ra thường xuyên và kháng thuốc, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật, bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần của tai trong: có thể giúp thuyên giảm nhưng nó sẽ gây ra mất thính giác hoàn toàn.
  • Phẫu thuật cắt bỏ dây thần kinh tiền đình: giúp kiểm soát chóng mặt. Phương pháp này không gây mất thính giác.

Những phương pháp nào dùng để chẩn đoán bệnh Meniere?

Bác sĩ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh và khám thực thể. Các bác sĩ sẽ có những phương pháp chẩn doán khác nhau gồm:

  • Các xét nghiệm máu;
  • Đo thính lực;
  • Các bài kiểm tra khả năng thăng bằng;

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh Meniere?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến Meniere:

  • Nghỉ ngơi trên giường cho đến khi tình trạng chóng mặt và buồn nôn biến mất.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Hỏi bác sĩ về những phương pháp điều trị bằng phẫu thuật nếu bạn có các triệu chứng kháng trị kéo dài.
  • Giảm lượng caffeine, muối và chất có cồn.
  • Không hút thuốc.
  • Tránh dùng bột ngọt.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo