backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Bạn biết gì về hen dị ứng?

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 19/11/2020

    Bạn biết gì về hen dị ứng?

    Nếu bạn đã từng khó thở trong khoảng thời gian bị dị ứng, bạn có thể đã mắc phải hen suyễn. Hen dị ứng là bệnh hen do một phản ứng dị ứng gây nên. Nó cũng được gọi là hen do dị ứng.

    Những người bị hen suyễn dị ứng thường bắt đầu cảm nhận những triệu chứng sau khi hít phải chất gây dị ứng chẳng hạn phấn hoa. Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Mỹ báo cáo rằng hơn một nửa số người bị hen suyễn đều thuộc dạng hen suyễn do dị ứng. Hen suyễn dị ứng có thể điều trị được trong nhiều trường hợp.

    Đi tìm nguyên nhân gây hen suyễn dị ứng

    Nhiều người bị dị ứng khi hệ thống miễn dịch của họ phản ứng quá mức với sự hiện diện của một chất vô hại. Chất này được biết đến như là chất gây dị ứng. Các triệu chứng dị ứng thường gặp bao gồm ngứa và sưng. Tuy nhiên, một số người cũng gặp phải các vần đề về hô hấp do hít phải các chất gây dị ứng. Tình trạng này được biết đến như là hen dị ứng. Bệnh xảy ra khi đường hô hấp sưng lên như là một phần của một phản ứng dị ứng.

    Nhìn chung, chỉ có chất gây dị ứng gây nên hen dị ứng. Một số chất gây dị ứng bao gồm:

    • Phấn hoa;
    • Lông vật nuôi;
    • Bụi.

    Gián, sữa, cá, sò ốc, trứng, đậu phộng, các loại hạt cũng có thể gây hen dị ứng. Tuy nhiên, phản ứng hen suyễn đối với các chất gây dị ứng này thường ít gặp hơn.

    Triệu chứng của hen dị ứng có gì lạ?

    Các triệu chứng của hen dị ứng cũng giống như triệu chứng của hen suyễn thông thường. Chúng bao gồm:

    • Thở khò khè;
    • Ho;
    • Tức ngực;
    • Thở nhanh;
    • Khó thở.

    Nếu bạn bị sốt hay da bị dị ứng do chất gây dị ứng gây nên hen suyễn của bạn, bạn cũng có thể bị:

  • Ngứa da;
  • Phát ban;
  • Da tróc vảy;
  • Sổ mũi;
  • Ngứa mắt;
  • Chảy nước mắt;
  • Sổ mũi.
  • Nếu bạn nuốt phải các chất gây dị ứng, các triệu chứng này có thể xuất hiện như:

    • Phát ban;
    • Mặt hay lưỡi bị sưng;
    • Ngứa miệng;
    • Sốc phản vệ (phản ứng dị ứng nghiêm trọng).

    Kê đơn điều trị hen suyễn dị ứng

    Có 3 loại thuốc có thể được dùng để điều trị hen dị ứng. Một loại điều trị phản ứng của cơ thể với các chất gây dị ứng. Hai loại thuốc còn lại điều trị hen suyễn và phổi. Một loại có tác dụng dài hạn và được dùng hàng ngày. Loại khác cho tác dụng nhanh chóng để giảm bớt các triệu chứng trong suốt cơn hen suyễn.

    Các loại thuốc thường được sử dụng nhất bao gồm:

    • Chích ngừa dị ứng: Liệu pháp miễn dịch có thể giảm dần các phản ứng miễn dịch của cơ thể bạn. Để thực hiện điều này, bác sĩ miễn dịch học sẽ tiêm một lượng nhỏ chất gây dị ứng vào cơ thể bạn trong một khoảng thời gian dài. Cuối cùng, hệ thống mễn dịch của bạn sẽ không phản ứng quá mức với sự hiện diện của các chất gây dị ứng nhất định.
    • Thuốc kháng histamine: Các loại thuốc này có thể làm giảm phản ứng dị ứng của hệ miễn dịch lên một chất gây dị ứng.
    • Montelukast: Các loại thuốc này có thể giảm các triệu chứng của chứng viêm mũi dị ứng, hay các triệu chứng bạn mắc phải khi bạn hít vào một chất gây dị ứng.
    • Thuốc xịt mũi: Thuốc xịt mũi tùy thuộc vào các loại thuốc giúp giảm các triệu chứng dị ứng.
    • Thuốc nhỏ mắt: Những giọt thuốc có thể rửa sạch chất gây dị ứng ra khỏi mắt và tùy thuộc vào loại thuốc chúng có thể ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng như chảy nước mắt, ngứa mắt.
    • Thuốc dị ứng khẩn cấp: Các loại thuốc khẩn cấp như epinephrine được dùng đê điều trị các phản ứng dị ứng nặng như sốc phản vệ.
    • Điều trị tại chỗ: Thuốc mỡ và kem có thể giảm bớt các triệu chứng ảnh hưởng đến da của bạn, chẳng hạn phát ban và ngứa.
    • Thuốc điều hòa miễn dịch (immunomodulator): Các loại thuốc này có tác dụng ức chế hệ miễn dịch và ngăn chặn phản ứng quá mức với một chất gây dị ứng.
    • Corticosteroid dạng uống: loại thuốc này có thể điều trị phản ứng dị ứng nghiêm trọng và có thể được dùng để điều trị các cơn hen khẩn cấp.

    Các loại thuốc thường được kê đơn nhất bao gồm:

  • Thuốc kiểm soát hen lâu dài: Các loại thuốc này được dùng hàng ngày để ngăn chặn các triệu chứng hen suyễn.
  • Thuốc đồng vận beta tác dụng ngắn: Các loại thuốc này giúp giảm ngay lập tức các triệu chứng tạm thời. Thuốc giãn phế quản thường là loại thuốc đồng vận beta ngắn hạn.
  • Corticosteroid hít: Các loại thuốc dạng hít này có thể được sử dụng lâu dài để ngăn ngừa và kiểm soát các triệu chứng. Corticosteroid dạng hít đôi khi được dùng với thuốc đồng vận beta tác dụng lâu dài để giúp việc điều trị hiệu quả hơn trong một khoảng thời gian dài hơn.
  • Thuốc giảm thiểu nhanh chóng: Bạn dùng các loại thuốc này để giảm thiểu các triệu chứng hen suyễn khi chúng xảy ra.
  • Đừng coi thường các biến chứng của hen suyễn dị ứng

    Hen suyễn dị ứng có thể để lại các biến chứng nghiêm trọng. Một trong những biến chứng đó là sốc phản vệ. Đây là loại phản ứng dị ứng nặng có các triệu chứng như:

    • Phát ban;
    • Miệng hay mặt bị sưng;
    • Lo lắng;
    • Lẫn lộn;
    • Ho;
    • Tiêu chảy;
    • Ngất xỉu;
    • Nghẹt mũi;
    • Nói lắp;
    • Nói líu nhíu.

    Nếu không điều trị phản ứng phản vệ có thể đe dọa đến tính mạng. Nó có thể gây nên các vấn đề như nhịp tim bất thường, suy nhược, huyết áp thấp, mạch đập nhanh, tim ngừng đập, ngừng hô hấp.

    Phòng ngừa hen dị ứng: chỉ có thể giảm thiểu tác hại chứ không thể loại trừ bệnh 100%

    Các cơn hen suyễn dị ứng không phải lúc nào cũng phòng ngừa được. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu chúng bằng cách thay đổi môi trường của bạn.

    Ở nhà:

    • Quét và hút bụi thường xuyên và sử dụng bộ lọc HEPA. Điều này có thể giảm thiểu số lượng chất gây dị ứng trong môi trường của bạn;
    • Đóng cửa sổ và cửa ra vào khi số lượng phấn hoa đang cao. Phấn hoa là chất gây dị ứng phổ biến. Nó kích hoạt các triệu chứng hen suyễn ở những người bị sốt vào mùa hè. Nếu phấn hoa làm cho bạn thở khò khè, hãy đến gặp bác sĩ;
    • Đừng sử dụng máy điều hòa hay quạt có mùi mốc. Mua các thiết bị mới nếu cần thiết. Mốc có thể gây ra hen suyễn và các triệu chứng dị ứng. Nó cũng tiềm ẩn nguy cơ đe dọa mạng sống của bạn khi hít vào. Xóa sạch các dấu vết của nấm mốc trên tường hay sàn nhà của bạn bằng dung dịch làm sạch nấm mốc.

    Các biện pháp bổ sung:

    • Sử dụng máy hút ẩm hay máy điều hòa nếu độ ẩm trong nhà bạn trên mức 40%;
    • Đừng cho động vật vào nhà nếu bạn dị ứng với thú nuôi. Với chứng dị ứng nặng, bạn nên tránh xa động vật;
    • Làm sạch và khử trùng nhà bếp và phòng tắm để ngăn ngừa gián;
    • Đeo khẩu trang khi bạn ra vườn. Điều này có thể giúp bạn tránh hít phải phấn hoa hoặc mốc.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 19/11/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo