backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

10 điều có thể bạn chưa biết về trị liệu cột sống

Tác giả: Tiến sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Vũ Xuân Thành · Chỉnh hình · Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh


Ngày cập nhật: 22/12/2023

    10 điều có thể bạn chưa biết về trị liệu cột sống

    Chăm sóc trị liệu cột sống là liệu pháp để điều trị cột sống thông qua những thao tác thủ công, cho phép cơ thể tự lành mà không dùng thuốc hay phẫu thuật. Nếu liệu pháp này mới lạ so với bạn thì đây là 10 điều có thể giúp bạn hiểu hơn về nó:

    Trị liệu cột sống là liệu pháp đã phổ biến toàn cầu

    Trị liệu cột sống đã phổ biến trên toàn thế giới. Trung Quốc là quốc gia áp dụng liệu pháp này một thời gian dài trước khi phổ biến ở Mỹ năm 1895. Trong những năm 60, liệu pháp đã lan rộng đến Canada, New Zealand, Nam Phi và sau đó sang Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ La tinh và Châu Đại Dương.

    Trị liệu cột sống có thể giảm đau

    Trị liệu cột sống thường được coi như là một phương pháp giảm đau thay thế đối với cơ, khớp, xương và mô liên kết. Đây cũng là một phương pháp nhằm khôi phục chức năng của khớp bị ảnh hưởng do tổn thương mô sau một chấn thương như té ngã.

    Trị liệu cột sống dành cho mọi lứa tuổi

    Nhiều người cho rằng trị liệu cột sống chỉ dành cho người lớn tuổi nhưng sự thật là liệu pháp này có thể là một phương pháp điều trị lý tưởng cho mọi lứa tuổi. Những người già thường chọn phương pháp này để giảm đau, trong khi nó giúp những người trẻ hơn mở rộng tầm vận động, giữ thằng bằng, phối hợp động tác và ngăn thoái hóa khớp. Ở trẻ em, liệu pháp này là một cách để kích thích sức khỏe trí óc và sự phát triển của hệ thần kinh trong những năm đầu đời.

    Trị liệu cột sống không phải thích hợp cho tất cả mọi người

    Mặc dù trị liệu cột sống có thể giúp cơ thể tự chữa lành nhưng nó không phải là phương pháp lý tưởng ở một số trường hợp. Thao tác thủ công thì không phù hợp với những người loãng xương, chèn ép tủy sống, viêm khớp, những người có đang dùng thuốc kháng đông hay tiền sử ung thư.

    Trị liệu cột sống có thể giúp bạn tránh bệnh tật

    Nhiều nhà nghiên cứu đã tiết lộ rằng việc điều trị bằng phương pháp trị liệu cột sống có thể giúp giới hạn sự sản xuất của những hóa chất trung gian tiền viêm, yếu tố gây ra tổn thương và đau đớn. Hơn nữa, liệu pháp này có thể kích thích hệ thống miễn dịch bằng cách tăng sự sản xuất của tế bào điều hòa miễn dịch.

    Trị liệu cột sống sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán khác

    Trước khi quyết định áp dụng trị liệu cột sống, nhà trị liệu sẽ khám bệnh nhân hay thậm chí là làm một vài xét nghiệm. Nếu có bất kỳ một vấn đề về dây thần kinh nào, họ sẽ sử dụng một thang điểm để đánh giá xem chấn thương thắt lưng dưới đó có nghiêm trọng hay không, và từ đó sẽ tính toán xem phương pháp này liệu có thích hợp.

    Tập luyện thể dục kết hợp với trị liệu cột sống có thể có ích

    Đã có chứng cứ cho việc kết hợp giữa trị liệu cột sống và tập luyện thực sự giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, tuần hoàn, giữ trương lực cơ, giúp khôi phục và duy trì tầm vận động. Vì vậy, người bệnh sẽ dễ dàng kiểm soát cơn đau của mình hơn.

    Có một vài tác dụng phụ sau khi trị liệu cột sống

    Bệnh nhân trải qua quá trình điều trị có thể có một số tác dụng phụ. Tác dụng phụ thường gặp nhất là đau cột sống, cơ nhưng nó thường chỉ kéo dài trong vòng vài giờ sau điều trị và không kéo dài hơn 24 giờ. Chườm đá và nghỉ ngơi là cách thường dùng để giảm triệu chứng này.

    Trị liệu cột sống có nhiều lợi ích khác

    Trị liệu cột sống không chỉ dùng để điều trị lưng, cổ mà còn điều trị đau ở bất cứ nơi đâu trên cơ thể, ở đầu, hàm, vai, khuỷu tay, cổ tay, hông, vùng chậu, đầu gối và mắc cá chân. Lý thuyết là mỗi phần của cột sống đều có thể tự chữa lành vùng đó khi thực hiện liệu pháp.

    Trị liệu cột sống có một vài nguy cơ

    Mặc dù trị liệu cột sống thường được coi là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhưng trong một vài trường hợp hiếm, có bệnh nhân bị thoát vị hay trượt đĩa đệm, trật cổ và sẽ gây tổn thương tủy sống.

    Nhiều bằng chứng mạnh mẽ đã cho thấy trị liệu cột sống có hiệu quả giảm đau. Tuy nhiên, hãy kiểm tra cùng bác sĩ để đảm bảo an toàn. Hỏi bác sĩ về liệu pháp này hoặc bất kỳ một phương pháp giảm đau nào khác để tìm ra phương pháp phù hợp với bạn.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Tiến sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Vũ Xuân Thành

    Chỉnh hình · Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh


    Ngày cập nhật: 22/12/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo