backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

6

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Giải đáp: Mủ là gì? Uống gì để tiêu mủ nhanh chóng?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 25/10/2023

Giải đáp: Mủ là gì? Uống gì để tiêu mủ nhanh chóng?

Mặc dù mưng mủ là tình trạng rất phổ biến nhưng thực tế, không phải ai cũng biết nguyên nhân mủ hình thành là gì cũng như làm sao để tiêu mủ nhanh chóng.

Những thông tin tổng hợp được trong bài viết sau của Hello Bacsi có thể giúp bạn giải đáp vấn đề này. Mời bạn cùng tìm hiểu!

Mủ là gì? Mưng mủ là gì?

Mủ là gì hay mưng mủ là gì? Tại sao bạn bị mưng mủ? Theo các chuyên gia sức khỏe, tình trạng tích tụ dịch màu vàng (trắng vàng hoặc nâu vàng) tại vị trí nhiễm trùng gọi là mưng mủ, thường xảy ra khi hệ miễn dịch hoạt động chống lại sự tấn công của vi sinh vật gây bệnh.

Dịch mủ chủ yếu hình thành trong áp xe, khoảng trống do mô phân hủy tạo ra. Áp xe có thể hình thành trên bề mặt da hoặc bên trong cơ thể.

Một số bộ phận trong cơ thể dễ bị nhiễm trùng và mưng mủ có thể kể đến như:

Đường tiết niệu

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là do Escherichia coli, một loại vi khuẩn trong đại tràng, gây ra. Mủ sẽ làm cho nước tiểu đục khi bạn bị nhiễm trùng đường tiểu.

Khoang miệng

Môi trường trong miệng thường ấm và ẩm ướt, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nếu có một lỗ sâu răng hoặc vết nứt răng không được điều trị, bạn có thể bị áp xe răng gần chân răng hoặc nướu. Tình trạng nhiễm vi khuẩn trong miệng cũng có thể khiến mủ tích tụ trên amidan, gây ra viêm amidan.

Da

Áp xe da thường hình thành do nhọt hoặc nhiễm trùng nang lông. Mụn trứng cá nặng cũng có thể dẫn đến áp xe có mủ. Vết thương hở cũng dễ bị nhiễm trùng mủ.

Mắt

Mưng mủ trong mắt cũng có thể xảy ra nếu bạn gặp những vấn đề như:

  • Viêm kết mạc
  • Tắc tuyến lệ
  • Dị vật (bụi bẩn và sạn) trong mắt

Mưng mủ: Dấu hiệu và triệu chứng

dấu hiệu đi kèm mưng mủ

Những dấu hiệu và triệu chứng đi kèm với mưng mủ là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan bao gồm:

  • Da kích ứng, đau, sưng
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Mệt mỏi.
  • Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

    Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu sau đây:

    • Dịch mủ quá nhiều
    • Sốt
    • Đau dữ dội tại vị trí nhiễm trùng hoặc triệu chứng đau kéo dài
    • Hạch to, mềm hoặc phì đại

    Khi nhận thấy một trong những triệu chứng này hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, bạn vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người không giống nhau. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.

    Nguyên nhân khiến bạn bị mưng mủ

    phẫu thuật

    Nguyên nhân gây mưng mủ là gì?

    Nhiễm trùng gây mưng mủ có thể xảy ra khi vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào cơ thể thông qua:

    • Các vết rách, vết thương hở trên da
    • Hít phải dịch khi người người bệnh ho hoặc hắt hơi
    • Vệ sinh kém

    Khi cơ thể phát hiện nhiễm trùng, nó sẽ gửi bạch cầu trung tính đến để tiêu diệt nấm hoặc vi khuẩn. Trong quá trình này, một số bạch cầu trung tính và mô xung quanh khu vực bị nhiễm bệnh sẽ chết, tạo thành mủ.

    Nhiều loại nhiễm trùng có thể gây ra mủ. Các nhiễm trùng liên quan đến vi khuẩn Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pyogenes dễ xuất hiện mủ. Cả hai loại vi khuẩn này đều giải phóng độc tố gây tổn thương mô và tạo mủ.

    Việc vết thương bị mưng mủ sau phẫu thuật là tình trạng cần được quan tâm vì đây là dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu có mủ sau phẫu thuật, bạn có nguy cơ mắc một biến chứng sau phẫu thuật ở dạng nhiễm trùng. Nếu bạn nhận thấy tình trạng này, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

    Các nguyên nhân được đề cập ở trên là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mưng mủ. Bạn hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

    Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mưng mủ?

    Có nhiều yếu tố nguy cơ làm bạn tăng khả năng bị mủ, chẳng hạn như:

    • Chấn thương
    • Vệ sinh kém
    • Nhiễm trùng
    • Phẫu thuật.

    Tình trạng mưng mủ được điều trị như thế nào?

    cách điều trị mưng mủ

    Nhiều người thường thắc mắc là có nên nặn mủ vết thương, uống gì để tiêu mủ, có nên uống thuốc kháng sinh tiêu mủ hay không? Theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật và nhận thấy vết thương mưng mủ hay có dịch mủ không được tự ý bôi kem kháng sinh không kê toa, rượu hoặc peroxide. Bạn nên đến gặp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

    Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu có khối áp xe lớn hoặc khó tiếp cận. Bác sĩ sẽ cố gắng tạo vết rạch ở khu vực mưng mủ để dịch chảy ra ngoài. Bạn cũng có thể dùng thuốc tiêu mủ theo chỉ định của bác sĩ.

    Việc điều trị đặc hiệu để loại bỏ mủ có thể cần thiết trong các trường hợp sau:

    Viêm tai giữa tái phát hoặc viêm tai giữa

    Tình trạng này có thể dẫn đến xuất hiện dịch dư thừa trong tai giữa. Các bác sĩ hay điều dưỡng sẽ chèn những ống nhựa nhỏ vào màng nhĩ để giúp dẫn lưu dịch.

    Ngoài ra, ống nhựa nhỏ cũng cho phép không khí vào không gian phía sau màng tai, làm giảm nguy cơ tích tụ dịch trong tai.

    Áp xe

    Nhiều người thường thắc mắc khi bị áp xe có nên uống thuốc kháng sinh tiêu mủ? Theo các chuyên gia sức khỏe, thuốc kháng sinh có thể dùng điều trị áp xe nhỏ, nhưng đôi khi chúng không hiệu quả. Lúc này, bác sĩ có thể cần phải chèn ống dẫn lưu để đưa dịch ra khỏi cơ thể.

    Viêm khớp nhiễm khuẩn

    viêm khớp gối do nhiễm khuẩn có thể mưng mủ

    Nhiều người thường thắc mắc bị viêm khớp nhiễm khuẩn nên uống gì để tiêu mủ? Câu trả lời là có thể bạn cần phải dùng đến kháng sinh đường tiêm.

    Nếu nhiễm trùng phát triển ở khớp hoặc lan từ một bộ phận khác của cơ thể sang khớp, bạn có thể bị viêm mủ ở khớp này.

    Sau khi xác định vi khuẩn gây nhiễm trùng, bác sĩ sẽ quyết định liệu trình sử dụng kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Phương pháp này có thể kéo dài nhiều tuần. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu dẫn lưu khớp.

    Ngoài ra, bạn có thể cần làm chọc khớp. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ dùng kim để dẫn lưu dịch ở khớp và đem dịch đi kiểm tra vi khuẩn. Thủ thuật chọc khớp được lặp lại mỗi ngày cho đến khi kết quả xét nghiệm cho thấy không còn vi khuẩn trong dịch.

    Kiểm soát và phòng ngừa tình trạng mưng mủ như thế nào?

    kiểm soát mưng mủ

    Bạn có từng băn khoăn về việc có nên nặn mủ vết thương hay không? Câu trả lời sẽ có ở dưới đây! Theo các chuyên gia, một số biện pháp tại nhà giúp bạn kiểm soát tình trạng mưng mủ như:

    • Đối với áp xe nhỏ trên bề mặt da, bạn dùng một miếng gạc ướt, ấm để giúp thoát mủ thay vì áp dụng cách hút mủ vết thương.
    • Bạn không nên nặn hoặc đè áp xe vì sẽ đẩy mủ vào sâu hơn trong da. Điều này cũng tạo ra một vết thương mở mới, có thể phát triển thành nhiễm trùng khác.

    Bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng cách:

    • Giữ vết vết thương sạch và khô ráo
    • Không dùng chung dao cạo râu, dao cạo lông mặt, lông mày
    • Không nặn mụn mủ hoặc mụn nhọt

    Nếu bạn đã bị áp xe, hãy tránh lây nhiễm bằng cách:

    • Không dùng chung khăn và giường với người khác
    • Rửa tay sau khi chạm vào áp xe
    • Tránh bơi ở hồ bơi công cộng.

    Tóm lại, mủ là phụ phẩm từ phản ứng tự nhiên của cơ thể khi nhiễm trùng. Trường hợp nhẹ, bạn có thể tự vệ sinh tại nhà và để vết thương tự lành mà không cần điều trị. Khi bị mưng mủ nghiêm trọng hơn bạn nên đến gặp bác sĩ để biết cách xử lý đúng.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 25/10/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo