backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

15 tuần

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 11/05/2020

    15 tuần

    Hành vi và phát triển

    Bé phát triển như thế nào?

    Vào tuần thứ ba của tháng thứ 3, bé có thể:

    • Giữ đầu ổn định khi ở tư thế thẳng;
    • Nâng ngực lên khi nằm úp với bằng cách chống tay;
    • Lật (một chiều);
    • Túm lấy đồ vật;
    • Tập trung sự chú ý vào đồ vật nhỏ như trái nho khô (nhưng nhớ đừng để những món đồ vật này trong tầm với của trẻ);
    • Bé bắt đầu đưa ra những phán đoán của mình về thế giới xung quanh và nhìn mọi thứ xung quanh bao gồm cả bản thân bé bằng con mắt vô cùng tò mò.

    Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

    Hãy để một tấm gương bên cạnh bé hoặc cho bé ngồi trước gương trong khi bạn đang sửa soạn vào buổi sáng. Bé sẽ không nhận ra hình ảnh mình trong gương, nhưng điều đó không quan trọng. Bé sẽ thích thú khi nhìn mình hoặc bất cứ ai khác phản chiếu trong gương. bé sẽ tỏ ra phấn khích và nở một nụ cười rất đáng yêu.

    Bé có thể ngừng mút ngón tay hoặc mút bình sữa để nghe giọng bạn. Hãy thủ thỉ với bé hay tạo nên âm thanh, mô tả mọi thứ trong khi bạn đang làm các công việc lặt vặt trong nhà. Việc này không chỉ tạo sự kết nối giữa bé và bạn mà còn khuyến khích bé thể hiện bản thân. Hãy đợi và xem nếu bé có dấu hiệu trả lời hoặc phản ứng hay không.

    Khi bạn ở cùng bạn bè, hãy để bé ở gần đó để bé có thể nghe được những đoạn hội thoại tương tác phong phú giữa mọi người. Bé sẽ thích thú khi xem những bé khác chơi đùa, các bé lớn hơn tập đi, ngắm các vật nuôi trong nhà… Tuy nhiên hãy đề cao cảnh giác vì bé vẫn chưa biết giữ an toàn cho bản thân mình. Bất cứ thứ gì nằm trong tầm với của bé đều sẽ trở thành đồ chơi. Bé rất giỏi cầm nắm mọi thứ, vì thế hãy cho bé một số đồ chơi: đồ chơi dễ cầm nắm, vòng nhựa hoặc cao su để bé sử dụng cả hai tay, đồ chơi phát ra âm thanh hoặc thú nhồi bông. Tuyệt đối để những đồ chơi không phù hợp xa tầm với của bé.

    Bé sẽ bắt đầu sử dụng một bên tay trong một thời gian và sau đó mới chuyển qua tay còn lại. Nhưng lúc này, bạn cũng chưa thể xác định được là bé thuận tay nào cho tới khi bé được khoảng 2-3 tuổi.

    Sức khỏe và an toàn

    Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

    Hầu hết các bác sĩ sẽ không lên lịch hẹn kiểm tra sức khỏe định kì cho bé trong tháng này. Nhưng bạn luôn có thể gọi cho bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào mà không thể đợi được đến kì khám tiếp theo.

    Mẹ nên biết thêm những gì?

    Nấm miệng

    Nấm miệng là một dạng nhiễm nấm trong miệng gây ra bởi nấm men Candida albicans. Nếu bạn thấy con mình có các đốm trắng ở bên trong môi và má hoặc trên lưỡi mà lau mãi không sạch (nhìn giống như vết nôn trớ), đây có thể chính là dấu hiệu của bệnh nấm miệng.

    Nấm men phát triển trong môi trường ẩm ướt, ấm áp. Trong trường hợp này, môi trường ấy chính là bên trong miệng bé. Nếu bạn đang cho bé bú sữa mẹ, núm vú của bạn cũng có thể bị lây nấm men khi bé mút sữa. Sau đó núm vú của bạn có thể sẽ bị khô, nhức và cảm giác đau khi cho bé bú. Bạn sẽ dễ bị nhiễm nấm hơn nếu bạn đang đối mặt với căng thẳng và sức đề kháng yếu. Nấm men cũng có thể di chuyển qua đường tiêu hóa của bé và đi ra ngoài qua hậu môn, gây phát ban hoặc nhiễm nấm âm đạo.

    Hãy trao đổi với bác sĩ để được kê toa thuốc chống nấm cho cả bạn và bé. Nếu bạn đang cho con bú, cả bạn và bé đều phải được điều trị để không tiếp tục lây nhiễm cho nhau. Quy trình điều trị thường mất vài tuần. Trong khi điều trị, hãy rửa tay thường xuyên, khử trùng đồ chơi và núm vú giả trong nước sôi. Thoa kem kháng nấm (clotrimazole) lên núm vú của bạn và sử dụng kết hợp cùng với thuốc kháng viêm. Một số trẻ sơ sinh bị nấm miệng sẽ tỏ ra cáu gắt hơn và lười ăn uống vì má và nướu của bé lúc này sẽ bị đau.

    Sưng dương vật

    Bạn có thể sẽ lo sợ quá nhiều khi nhìn thấy dương vật của bé bị sưng, nhưng thực ra đôi khi bé chỉ bị hăm tã mà thôi. Hăm tã rất phổ biến và đôi khi có thể gây ra sưng dương vật, từ đó làm cho bé khó tiểu. Hãy điều trị hăm tã cho bé, đồng thời cho bé ngâm nước ấm nếu bé khó tiểu. Nếu bạn sử dụng tã vải, hãy chuyển sang dùng tã dùng một lần. Nếu tình trạng bệnh của bé vẫn không thuyên giảm và biến mất sau hai hoặc ba ngày điều trị tại nhà hoặc nếu bé khó tiểu nghiêm trọng, hãy gọi cho bác sĩ.

    Cử động co cứng

    Mặc dù đã trải qua một chặng đường dài từ khi lọt lòng, hệ thống thần kinh của bé vẫn còn non nớt và chưa hoàn thiện, vậy nên não bộ của bé vẫn chưa thể xử lí được hết tất cả các vấn đề. Có khi bé hướng tay về phía một món đồ nhưng lại chỉ chạm tay tới gần món đó mà thôi. Sự thiếu phối hợp thiếu ăn ý này là điều hết sức bình thường trong quá trình phát triển chức năng vận động ở trẻ sơ sinh. Không bao lâu sau, bé sẽ có thể kiểm soát hành động tốt hơn, cử động có mục đích rõ ràng và khéo léo hơn. Nếu bạn vẫn còn lo lắng, hãy trao đổi với bác sĩ trong lần đưa bé đi khám tới.

    Mối quan tâm của mẹ

    Những điều nào mẹ cần quan tâm là gì?

    Thức giấc để bú đêm

    Ở trẻ sơ sinh, bú vào ban đêm giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Mặc dù một số bé sẽ không còn bú đêm khi được khoảng ba tháng tuổi (và đôi khi sớm hơn), còn lại hầu hết các bé hai hoặc ba tháng tuổi, đặc biệt là những bé đang bú mẹ, vẫn cần phải bú một đến hai lần mỗi đêm.

    Tuy nhiên, bú từ 3 đến 4 lần mỗi đêm không phải là một điều quá cần thiết. Hãy từ từ giảm số lần cho con bú xuống để bạn được nghỉ ngơi nhiều hơn và giúp bé có thể ngủ tròn giấc hơn. Dưới đây là cách thực hiện:

    • Cho bé bú nhiều hơn vào mỗi lần;
    • Đánh thức bé để cho bé bú trước khi bé đòi bú;
    • Đảm bảo bé bú đủ lượng sữa cần thiết trong ngày;
    • Tăng khoảng thời gian giữa các lần cho bú;
    • Giảm lượng bú vào thời điểm bạn muốn cắt giảm bớt;
    • Cho bé bú nhiều hơn vào thời điểm bạn muốn;
    • Đừng mặc tã cho bé vào ban đêm trừ khi thật sự cần thiết;
    • Cân nhắc về khoảng cách không gian. Nếu bạn đang ở chung phòng hoặc ngủ chung giường với bé và không muốn tiếp tục để bé ngủ chung thì đây chính là thời điểm để tính đến việc cho bé ngủ riêng. Việc cận kề bên bạn đôi khi có thể là lí do bé hay thức giấc hơn và đó là lý do tại sao bạn phải bế bé lên thường xuyên hơn.

    Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo