backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Hoa cúc trắng

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Tran Pham · Ngày cập nhật: 03/03/2021

Hoa cúc trắng

Tên thường gọi: Hoa cúc trắng, bạch hoa, bạch cúc

Tên tiếng Anh: Daisy

Tên khoa học: Chrysanthemum morifolium Ram (Chrysanthemum sinense Sabine)

Họ: Cúc (Asteraceae)

Tìm hiểu chung

Tổng quan về cây hoa cúc trắng

Hoa cúc được trồng ở Việt Nam từ rất lâu và vốn là một cây thuốc quý dùng để chữa bệnh. Hoa cúc trắng là loại cây thân nhỏ, cao khoảng 0,5 – 1m, toàn thân có lông trắng, mềm. Cụm hoa màu trắng mọc ở ngọn thân hoặc đầu cành thành đầu to, đường kính 2,5 – 5cm. Hoa 1 – 2 vòng ở phía ngoài hình lưỡi màu trắng, hoa ở giữa hình ống màu vàng nhạt, tràng hoa hình ống có 5 thùy nhỏ.

Bộ phận dùng

Hoa thường được thu hoạch khi mới nở và phơi khô trong bóng râm hay sấy khô từ từ ở nhiệt độ thấp. Phải mất 5 – 6kg hoa tươi mới cho ra 1kg hoa cúc khô. Tuy nhiên, nếu dùng làm thuốc, bạn nên chọn hoa tươi sẽ có hiệu quả hơn so với hoa khô.

Tác dụng, công dụng

Tác dụng của hoa cúc trắng là gì?

Vị thuốc này có thể dùng làm thuốc để giảm đau và trị tiêu chảy, ho và co thắt đường tiêu hóa. Cúc hoa trắng được dùng chữa các chứng nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, tăng huyết áp và sốt.

Nhiều người đã nhận thấy tác dụng của trà hoa cúc trắng trong việc chữa chứng ho, viêm phế quản, rối loạn gan, thận và các bệnh viêm. Người ta cũng sử dụng hoa cúc làm thuốc, làm đẹp da và thanh lọc máu.

Ở Trung Quốc, thuốc hãm hoa cúc trắng với nước nóng được dùng uống để trị đau dây thần kinh, đau đầu, chóng mặt và tăng huyết áp.

Hoa cúc có thể được bôi lên da để chữa các vết thương, trị mụn nhọt và các bệnh ngoài da.

công dụng của hoa cúc trắng

Liều dùng

Liều dùng thông thường của hoa cúc trắng

Liều dùng có thể khác nhau đối với từng người. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Thông thường, hoa cúc được dùng với liều 9 – 15g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc uống, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Nếu dùng ngoài, bạn có thể sử dụng không kể liều lượng.

Cách dùng, dạng dùng

Hoa cúc trắng có thể được dùng dưới những dạng nào?

Bạn có thể dùng hoa cúc trắng dưới dạng:

  • Thuốc sắc để uống, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác
  • Ngâm rượu uống
  • Dùng làm trà hoa cúc trắng
  • Thuốc sắc hay thuốc bôi dẻo dùng bôi ngoài da

Hoa cúc trắng có mặt trong những bài thuốc nào?

1. Bài thuốc chữa tăng huyết áp ở bệnh nhân có xơ vữa động mạch, chóng mặt, ù tai và các triệu chứng khác

10g cúc trắng, 25g sinh địa, 25g vỏ ngọc trai, 15g sơn dược, 12g phục linh, 12g sơn thù dù, 10g mẫu đơn, 10g lá dâu. Tất cả rửa sạch, cho vào 800ml nước, sắc còn 3000ml, chia uống 3 lần trong ngày.

2. Bài thuốc chữa đau đầu do thay đổi thời tiết:

9g cúc trắng, 3g hoa nhài, 10g rau má, 5g cúc bách nhật. Tất cả rửa sạch, đổ 700ml nước, đun còn 300ml nước, chia uống 3 lần trong ngày.

3. Bài thuốc chữa hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ:

10g cúc trắng, 12g ngải cứu, 8g rau má, 10g hoa thiên lý, 8g lá đinh lăng. Tất cả rửa sạch, cho 700ml nước, sắc còn 250ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. Bạn cần uống 5 ngày liền.

4 Bài thuốc trị viêm amidan mạn tính:

40g cúc trắng, 30g tía tô, sắc uống thay trà hằng ngày.

5. Trà hoa cúc giúp giải nhiệt, nhuận gan, giải cảm, tăng cường tiêu hóa:

Cho 1 – 2 hoa cúc khô hoặc 1 – 2 thìa bột hoa cúc khô vào tách trà, rót nước nóng và ngâm trong vài phút. Để dễ uống, bạn có thể thêm mật ong, cam thảo, atisô… để tăng hương vị. Bạn có thể uống trà hoa cúc cả ngày hoặc uống trước khi đi ngủ 30 phút.

Tuy nhiên, cần lưu ý là những bài thuốc này chỉ dùng cho người bị bệnh nhẹ hoặc dùng kết hợp với thuốc điều trị. Người bị bệnh nặng cần đến bác sĩ khám và cho đơn thuốc thích hợp.

6. Lá hoa cúc chữa mụn nhọt

Lá cúc hoa trắng giã nát với muối, đắp vào mụn nhọt.

7. Chữa ho

Cúc hoa trắng 20g, tang bạch bì, hạt tía tô 8g. Sắc uống.

8. Chữa suy nhược thần kinh

Cúc hoa trắng 12g, bạch thược 16g, huyền sâm, đại táo, mạn kinh, mộc qua, mỗi vị 12g. Bán hạ, thanh bì, hoàng cầm, sài hồ, mỗi vị 8g. Cam thảo, hắc chi tử, sinh khương, chỉ xác, mỗi vị 6g. Sắc uống, ngày một thang.

Ngoài ra, từ lâu, người ta đã nhận thấy nhiều tác dụng có lợi của trà hoa cúc trắng đối với sức khỏe. Để tìm hiểu về cách pha trà hoa cúc trắng, bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết “Cách làm trà hoa cúc chuẩn vị nhâm nhi vào mỗi sáng

Bài thuốc và trà hoa cúc trắng

Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng hoa cúc trắng?

Một số bệnh nhân có thể gặp phải tác dụng không mong muốn khi dùng hoa cúc trắng, bao gồm:

  • Chướng bụng nhẹ
  • Ợ chua
  • Buồn nôn
  • Nhức đầu
  • Gây hạ huyết áp nhẹ

Không phải ai cũng có biểu hiện các tác dụng phụ. Nếu bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi dùng thảo dược này, hãy thông báo cho bác sĩ.

Lưu ý, thận trọng

Trước khi dùng hoa cúc trắng, bạn nên biết những gì?

Lưu trữ sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa nhiệt độ và độ ẩm. Lợi ích khi sử dụng nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn

Không nên dùng hoa cúc cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Hoa cúc trắng có thể tương tác với những gì?

Hoa cúc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ dược liệu nào.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Tran Pham · Ngày cập nhật: 03/03/2021

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo