backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Mẹ bầu nên lập kế hoạch sinh con để chuẩn bị tốt nhất cho ngày vượt cạn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 23/02/2018

    Mẹ bầu nên lập kế hoạch sinh con để chuẩn bị tốt nhất cho ngày vượt cạn

    Trong thời gian mang thai, có rất nhiều việc cần quan tâm. Trong đó, việc lập kế hoạch sinh con của mẹ bầu rất cần thiết. Lập kế hoạch này như thế nào? Bạn hãy xem nhé!

    Bên cạnh niềm hân hoan vì sắp được gặp con, bạn hãy bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch sinh con năm 2018. Có nhiều bà mẹ không quan tâm việc làm này. Thế nhưng, đây là một công việc rất quan trọng, giúp bạn không còn bỡ ngỡ hay vướng mắc trong quá trình sinh nở. Để biết cách lên kế hoạch cho ngày trọng đại này, hãy tham khảo bài viết sau của Hello Bacsi nhé.

    Làm sao để có thể lập kế hoạch sinh con?

    Kế hoạch sinh con là một bảng mô tả về những mong muốn của bạn liên quan đến việc sinh nở. Bảng kế hoạch này có thể bao gồm những điều như người bạn muốn bên cạnh mình khi sinh, tư thế sinh, dịch vụ đi kèm với quá trình sinh con, dự định nuôi con bằng sữa mẹ… Trước khi lập kế hoạch, bạn cần phải biết quá trình chuyển dạ sẽ như thế nào và bạn sẽ phải đưa ra những quyết định gì trong suốt quá trình đó. Bạn có thể tìm được các thông tin này bằng cách:

    • Tham gia các lớp học tiền sản
    • Hỏi các bác sĩ sản khoa về những vấn đề mà bạn lo lắng hoặc còn thắc mắc trong suốt quá trình sinh nở
    • Hỏi những người sẽ chăm sóc bạn khi sinh, bao nhiêu người sẽ tham gia và ai có quyền xem hồ sơ bệnh án
    • Đọc các thông tin về việc sinh nở
    • Nói chuyện với những bà mẹ đã sinh ở bệnh viện hoặc trung tâm phụ sản mà bạn dự định sinh
    • Nói chuyện với chồng, người thân hoặc bạn bè, những người sẽ có mặt để hỗ trợ bạn khi chuyển dạ. Bạn muốn sinh như thế nào? Vai trò của họ là gì?

    Mọi thứ có thể không diễn ra theo kế hoạch của bạn đề ra. Ví dụ, bạn có thể gặp phải biến chứng khi sinh hoặc ban đầu không muốn gây tê ngoài màng cứng nhưng sau đó lại muốn vì cơn đau quá mức khiến bạn không chịu đựng được. Điều này hoàn toàn bình thường và bạn cần chuẩn bị tinh thần cho những việc đó.

    Những điều bạn cần suy nghĩ

    kế hoạch sinh con 1

  • Bạn muốn sinh con ở đâu? (Bệnh viện uy tín hay gần nhà?)
  • Bạn muốn ai ở cùng mình lúc sinh? (Chồng, mẹ ruột, mẹ chồng, chị em gái hay bạn thân?)
  • Bạn muốn người hỗ trợ ở bên bạn trong suốt quá trình sinh hay chỉ muốn họ làm thủ tục hoặc ở bên bạn một giai đoạn nào đó?
  • Bạn muốn mang gì vào phòng sinh? (Hồ sơ thai nhi, bảo hiểm y tế, máy nghe nhạc nhỏ gọn và tai nghe để không làm phiền người khác hoặc tinh dầu giúp làm dịu căng thẳng khi sinh)
  • Cần mang theo những vật dụng gì khi đến bệnh viện? (Quần áo em bé, tã dán, khăn giấy ướt, nước uống, sữa cho bé, khăn lớn để đắp cho bé, khăn xô nhỏ để lau và thấm sữa sau khi cho bé bú, băng vệ sinh, quần giấy của bạn… Sau khi sinh, bạn có thể nhờ người thân mang vào cũng được. Khi bé vừa lọt lòng mẹ, nhân viên y tế sẽ phát cho bạn áo, nón và khăn lông cho bé, băng vệ sinh và quần giấy cho bạn)
  • Trong quá trình sinh, bạn có muốn dùng thuốc giảm đau không? Nếu có thì loại gì? Bạn không muốn dùng loại thuốc nào?
  • Những loại thuốc giảm đau nào sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi và quá trình sinh nở?
  • Khi nào phải rạch tầng sinh môn?
  • Nếu thời gian sinh quá lâu, bạn muốn bác sĩ làm gì để đẩy nhanh quá trình sinh không hay muốn chờ đợi? (Có một số phương pháp giục sinh, bạn có thể tìm hiểu qua)
  • Khi nào cần phải giục sinh? Bạn có muốn tiêm thuốc để tăng tốc độ sinh không?
  • Vào những ngày cuối của thai kỳ, bác sĩ chỉ định bạn phải sinh mổ (đa thai, dây rốn quấn cổ, vùng chậu không mở), lúc này, bạn cần phải chuẩn bị gì?
  • Khi bạn đưa ra bất cứ quyết định nào, bạn cần phải tìm hiểu thông tin thật kỹ. Nói chuyện với bác sĩ để hiểu rõ những ưu và khuyết điểm của các phương pháp y khoa được sử dụng trong suốt quá trình sinh. Hãy suy nghĩ đến sự an toàn của bạn và bé khi đưa ra quyết định nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 23/02/2018

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo