backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Bệnh nhân hen suyễn có nguy cơ bị loãng xương rất cao

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Huệ Trang · Ngày cập nhật: 28/11/2022

    Bệnh nhân hen suyễn có nguy cơ bị loãng xương rất cao

    Bệnh nhân hen suyễn có nguy cơ bị loãng xương rất cao. Nguyên nhân là do đâu? Và bạn có thể làm gì để đối phó với căn bệnh này? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay nhé!

    Hen suyễn là gì?

    hen-suyen-co-nguy-co-bi-loang-xuong-2

    Hen suyễn là bệnh phổi mạn tính ảnh hưởng đến hơn 15 triệu người Mỹ, trong đó có khoảng 5 triệu người dưới 18 tuổi. Hen suyễn đang ngày càng phổ biến, và người Mỹ gốc Phi thường có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

    Đối với bệnh nhân hen suyễn, mọi thứ xung quanh họ đều có thể gây cơn hen: ô nhiễm không khí, dị ứng, tập thể dục, viêm nhiễm, stress hay cảm xúc tiêu cực và các loại thực phẩm nhất định.

    Bản thân hen suyễn không đe dọa đến sức khỏe xương. Tuy nhiên, một số dược phẩm cũng như hành động chữa trị tự ý nhất định có thể ảnh hưởng xấu đến hệ cơ xương.

    Nhấn vào và xem sơ đồ giải phẫu bệnh hen suyễn để hiểu rõ hơn 

    Loãng xương xuất hiện khi xương dần trở nên mỏng, yếu và dễ gãy, nứt. Gãy xương do loãng xương có thể gây đau đớn nghiêm trọng và dẫn đến tàn tật.

    Các yếu tố gây loãng xương bao gồm:

    • Khung xương nhỏ hay mỏng
    • Tiền sử bệnh gia đình
    • Với phụ nữ bị mãn kinh hoặc mãn kinh sớm hoặc vô kinh (không có kinh nguyệt)
    • Sử dụng một số dược phẩm nhất định như glucocorticoid
    • Không nạp đủ canxi
    • Không hoạt động thể chất đầy đủ
    • Hút thuốc
    • Uống nhiều rượu bia.

    Loãng xương có thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, nếu không phát hiện thì bệnh sẽ phát triển trong nhiều năm mà không có triệu chứng cho đến khi xuất hiện vết nứt, gãy.

    Tại sao bệnh nhân hen suyễn có nguy cơ bị loãng xương cao?

    Bệnh nhân hen suyễn có nguy cơ bị loãng xương cao hơn, đặc biệt ở cột sống vì rất nhiều nguyên nhân. Đầu tiên, họ phải dùng nhiều thuốc chống viêm như glucocorticoid để trị hen suyễn. Khi sử dụng thuốc, chúng sẽ làm giảm lượng canxi được hấp thụ từ thực phẩm, gia tăng lượng canxi trong thận và giảm sự hình thành xương. Dùng nhiều hơn 7.5 mg thuốc này mỗi ngày có thể gây mất xương đáng kể, đặc biệt là trong năm đầu dùng thuốc. Corticosteroid còn ngăn cản quá trình sản xuất hormone ở cả nam và nữ, điều này gây hụt xương và yếu cơ, sẽ làm bạn dễ bị gãy, nứt xương và té ngã nhiều hơn.

    Triệu chứng

    hen-suyen-co-nguy-co-bi-loang-xuong

    Trong giai đoạn đầu của bệnh loãng xương, bạn sẽ không cảm thấy đau và không xuất hiện các triệu chứng. Một khi xương yếu dần, các triệu chứng sẽ xuất hiện:

    • Đau lưng sẽ trở nên nghiêm trọng nếu xuất hiện vết nứt hay sụp đốt xương sống
    • Giảm chiều cao và làm cho dáng điệu bị gù
    • Gãy nứt ở đốt sống, cổ tay, hông hoặc phần xương khác.

    Kế hoạch quản lý bệnh loãng xương

    Tuy người bệnh hen suyễn có nguy cơ bị loãng xương cao hơn, việc ngăn ngừa và chữa trị loãng xương với bệnh nhân hen suyễn sẽ không quá khác biệt so với người không có bệnh. Kế hoạch bao gồm:

    Dinh dưỡng

    hen-suyen-co-nguy-co-bi-loang-xuong-6

    Chế độ ăn giàu canxi và vitamin D rất quan trọng cho sức khỏe của xương. Nguồn cung cấp canxi bao gồm các sản phẩm từ sữa ít béo; rau màu xanh đậm; trái cây thẫm màu và thực phẩm, thức uống chứa canxi.

    Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi và tốt cho sức khỏe xương. Bạn có thể hấp thụ chúng từ ánh nắng mặt trời.

    Tập luyện

    hen-suyen-co-nguy-co-bi-loang-xuong-3

    Giống cơ, xương sẽ trở nên mạnh hơn thông qua tập luyện. Loại hoạt động tốt nhất cho xương là các bài tập chống lại trọng lực như tập tạ.

    Kiểm tra mật độ xương

    hen-suyen-co-nguy-co-bi-loang-xuong-4

    Các bài kiểm tra đặc biệt như kiểm tra mật độ xương (BMD) sẽ đo mức độ xương ở nhiều khu vực trong cơ thể. Những bài kiểm tra này giúp phát hiện kịp thời chứng loãng xương trước khi có dấu hiệu gãy nứt và dự đoán khả năng xuất hiện gãy nứt trong tương lai.

    Dược phẩm

    hen-suyen-co-nguy-co-bi-loang-xuong-5

    Giống hen suyễn, loãng xương không có cách chữa trị hoàn toàn. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều phương pháp giúp ngăn ngừa và điều trị loãng xương. Các loại dược phẩm bao gồm (alendronate, risedronate, ibandronate, raloxifene, calcitonin, teriparatide) và liệu pháp hormone/estrogen đều có khả năng ngăn ngừa hoặc chữa trị loãng xương, đặc biệt với phụ nữ mãn kinh.

    Bệnh nhân cần cẩn thận khi dùng thuốc để điều trị cho cả hen suyễn và loãng xương. Về cơ bản, thuốc điều trị có thể khiến bệnh nhân hen suyễn có nguy cơ bị loãng xương cao hơn. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bạn có thể tự ý ngưng dùng bất kỳ loại thuốc nào. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chăm sóc và điều trị đúng cách nhất.

    omron-may-xong-mui-hong
    Các dòng máy xông mũi họng Omron

    Bên cạnh đó, bệnh nhân hen suyễn vẫn cần phải uống thuốc và nên trang bị các dụng cụ hỗ trợ như máy xông mũi họng Omron. Các thiết bị này thường có thiết kế nhỏ gọn, giúp tiết kiệm thuốc, cho thuốc dễ thẩm thấu và phát huy tác dụng nhanh hơn. Bạn có thể yên tâm lựa chọn vì đây là thương hiệu uy tín được Hội Hô hấp Việt Nam khuyên dùng. Nếu muốn tìm mua, bạn hãy nhấp vào đây nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Huệ Trang · Ngày cập nhật: 28/11/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo